Giáo dục

Các dạng bài tập toán đồ thị hàm số lớp 9 – Toán 9 chuyên đề

Nội dung về đồ thị hàm số (hàm số bậc 1, hàm số bậc 2) là một trong những kiến thức quan trọng các em cần nắm vững bởi chúng thường xuất hiện trong các đề thi tuyển sinh vào lớp 10.

Vậy bài tập về đồ thị hàm số lớp 9 gồm những dạng toán nào? cách giải các dạng bài tập toán đồ thị hàm số ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem bài: Các dạng bài tập toán đồ thị hàm số lớp 9 – Toán 9 chuyên đề

° Dạng 1: Chứng minh điểm thuộc đồ thị hàm số hay đồ thị hàm số đi qua điểm

* Phương pháp:

– Để kiểm tra điểm M(x0;y0) có thuộc đồ thị hàm số không ta thay tọa độ của M vào công thức hàm số.

– Nếu được đẳng thức đúng thì điểm M thuộc đồ thị hàm số, nếu được đẳng thức sai thì điểm M không thuộc đồ thị hàm số.

* Ví dụ 1:Cho hàm số f(x) = 2x2, hãy cho biết các điểm sau đây có thuộc đồ thị của hàm số không ?

a) M(-2;8) b)N(3; 9)

* Lời giải:

a) Ta thay tọa độ điểmM(-2;8)vào công thức của hàm số f(x) = 2x2ta được:

8 = 2.(-2)2⇔ 8 = 8 (đúng)

Vậy điểm M thuộc đồ thị của hàm số.

a) Ta thay tọa độ điểm N(3; 9)vào công thức của hàm số f(x) = 2x2ta được:

9 = 2.(3)2⇔ 9 = 18 (sai)

Vậy điểm N không thuộc đồ thị của hàm số

* Ví dụ 2:Trong hệ trục toạ độ Oxy cho hàm số y = 5x – m. Tìm giá trị của m để đồ thị hàm số đi qua:

a) P(1; 3) b) Q(-2; 4)

* Lời giải:

a) Để đồ thị hàm sốy = 5x – mđi qua P(1; 3)

⇔ 3 = 5.1 – m

⇔ 3 = 5 – m

⇔ m = 2

Vậy với m = 2 thì đồ thị hàm sốy = 5x – mđi qua P(1; 3)

a) Để đồ thị hàm sốy = 5x – mđi qua Q(-2; 4)

⇔ 4 = 5.(-2) – m

⇔ 4 = -10 – m

⇔ m = -14

Vậy với m = -14 thì đồ thị hàm sốy = 5x – mđi qua Q(-2; 4)

° Dạng 2:Tìm giao điểm của hai đường y = f(x) và y = g(x).

* Phương pháp:

Để tìm giao điểm của hai đường y = f(x) và y = g(x) ta làm như sau

– Lập phương trình hoành độ giao điểm : f(x) = g(x) (*)

– Số nghiệm của phương trình (*) chính là số giao điểm của hai đường y = f(x) và y = g(x)

– Thay nghiệm x của phương trình (*) vào công thức y = f(x) hoặc y = g(x) tìm y.

Khi đó tọa độ giao điểm của hai đường y = f(x) và y = g(x) là (x;y)

* Ví dụ 1: Cho (P):1652753251fq5ih4sikwvà đường thẳng (d): y = 2x – 2. Tìm giao điểm của (P) và đường thẳng (d).

* Lời giải:

– Ta có phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d):

1652753253bktkwuats1

⇔ x2 = 4x – 4

⇔ x2– 4x + 4 = 0

⇔ (x – 2)2 = 0

⇔ x – 2= 0

⇔ x = 2

Ta thay x = 2 vào phương trình đường thẳng y = 2x – 2 ta được

y = 2.2 – 2 =2

Vậy (P) cắt đường thẳng (d) tại một điểm M(2;2).

* Ví dụ 2:Cho hai đường cong có phương trình là y = 2x2– 3x + 9 và y = x3+ 2x2+ 5x + 9. Tìm giao điểm của hai đường cong trên.

* Lời giải:

– Ta có phương trình hoành độ giao điểm của hai đường cong là:

2x2– 3x + 9 =x3+ 2x2+ 5x + 9

⇔ x3+ 2x2+ 5x + 9 – 2x2 + 3x – 9 = 0

⇔ x3 + 8x = 0

⇔ x(x2+ 8) = 0

⇔ x = 0 hoặc x2 + 8 =0

⇔ x = 0

Ta thay x = 0 vào phương trình đường cong y = 2x2– 3x + 9ta được y = 9

Vậy hai đường cong cắt nhau tại một điểm M(0;9)

° Dạng 3:Tìm điều kiện để đường thẳng và parabol tiếp xúc nhau, cắt nhau

* Phương pháp:

Cho (P) y = ax2(a ≠ 0) và đường thẳng y = kx + b

Lập phương trình hoành độ giao điểm : ax2= kx + b⇔ ax2– kx – b = 0 (*)

– Nếu phương trình (*) vô nghiệm thìparabolvà đường thẳng không có điểm chung⇒parabolvà đường thẳng không cắt nhau

–Nếu phương trình (*) có nghiệm kép thìparabolvà đường thẳng có một điểm chung⇒parabolvà đường thẳng tiếp xúc nhau

– Nếu phương trình (*) có hai nghiệm thìparabolvà đường thẳng có hai điểm chung⇒parabolvà đường thẳng cắt nhau tại hai điểm phân biệt.

* Ví dụ:Xét sự tương giao giữa (P) y = 3x2với các đường thẳng sau đây

a) Đường thẳng d1: y = -2x + 5

b) Đường thẳng d2: y = 6x – 3

c) Đường thẳng d3: y = x – 7

* Lời giải:

a) Xét phương trình hoàng độ giao điểm giữa (P) và (d1):

3x2 =-2x + 5 (*)

⇔ 3x2+ 2x – 5 = 0

Phương trình (*) là phương trình bậc hai có a + b + c = 3 + 2 – 5 = 0 nên có hai nghiệm phân biệt: x1= 1, x2 = c/a = -5/3.

Vậy (P) và d1cắt nhau tại hai điểm phân biệt.

b) Xét phương trình hoàng độ giao điểm giữa (P) và (d2):

3x2= 6x – 3 (*)

⇔ 3x2– 6x + 3 = 0

⇔ 3(x2– 2x + 1) = 0

⇔ 3(x– 1)2 = 0

⇔ x = 1

Vậy (P) và d2tiếp xúc nhau

b) Xét phương trình hoàng độ giao điểm giữa (P) và (d3):

3x2= x –7

⇔ 3x2– x +7 = 0(*)

Ta thấy phương trình (*) là phương trình bậc hai có

∆ = (-1)2– 4.3.7 = -83 < 0 nên (*) vô nghiệm

Vậy (P) và d3khôngcắt nhau

* Bài tập 1: Cho Parabol (P): y= x2và đường thẳng d: y = (2m-1)x – m + 2 (m là tham số)

a) Chứng minh rằng với mọi m đường thẳng d luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt.

b) Tìm các giá trị của m để đường thẳng d luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt A(x1; y1) và B(x2; y2) thỏa x1y1 + x2y2 = 0

* Bài tập 2:Cho hai hàm số y= x2và y = mx + 4 (m là tham số)

a) Khi m = 3, tìm tọa độ các giao điểm của hai đồ thị hàm số trên.

b) Chứng minh rằng với mọi giá trị m, đồ thị của hai hàm số đã cho luôn cắt nhau tại hai điểm phân biệtA(x1; y1) và B(x2; y2). Tìm tất cả các giá trị của m sao cho (y1)2 +(y2)2= 72.

* Bài tập 3:Cho parabol(P): y= x2và đường thẳng (d) có phương trình:

y = 2(m + 1)x – 3m + 2

a) Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (d) với m = 3.

b) Chứng minh (P) và (d) luôn cắt nhau tại 2 điểm phân biệt A và B với mọi m.

c) Gọix1; x2là hoành độ giao điểm của A và B. Tìm m để(x1)2+(x2)2= 20.

Hy vọng với bài viết Các dạng bài tập toán đồ thị hàm số lớp 9ở nội dung toán lớp 9 trên của cmm.edu.vngiúp các em giải các bài tập dạng này một cách dễ dàng. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết đểHay Học Hỏighi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Giáo dục

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button