Ẩm thực nước ta vô cùng phong phú với các món chè trải dài khắp ba miền Bắc, Trung, Nam cùng một số loại du nhập từ Malaysia, Thái Lan,… vào. Mỗi loại chè sẽ có nguyên liệu, cách nấu và hương vị riêng biệt, không thể nhầm lẫn với nhau. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách nấu chè đậu đen ngon để giải nhiệt cho những ngày hè oi bức nhé!
Bạn đang xem bài: Cách Nấu Chè Đậu Đen Ngon Mê Ly – Mát Lạnh – Nhanh Nhừ – Dễ Làm
Những ly chè đậu đen mát lạnh sẽ xóa tan đi sự nóng bức của những ngày hè. Nguồn: Internet
Chè Đậu Đen Bùi Ngậy Mang Đến Nhiều Lợi Ích Tuyệt Vời
Chè đậu đen là một loại chè ngọt, có thể nấu loãng hoặc đặc sệt tùy sở thích mỗi người. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa thích hợp dùng để giải khát vào mùa hè nắng nóng. Cách chế biến khá đơn giản và bạn còn thể biến tấu, kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để tạo nên nhiều công thức chè mới. Chúng ta cùng điểm qua một số tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe con người.
Hiện nay, thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày đều có nguy cơ chứa dư lượng chất trừ sâu và hóa chất bảo quản. Trong đậu đen có chứa Molybdenum (thành phần của những enzym oxydase) giúp cơ thể khử các chất độc hại nói trên. Tác dụng chính là chống oxy hóa, tăng lượng hồng cầu, làm đẹp da hiệu quả nhờ hợp chất anthocyanins và khoáng chất sắt. Còn nhóm vitamin B sẽ làm giảm lượng cholesterol xấu và triglyceride. Thực phẩm này giúp bảo vệ tim mạch và điều trị các bệnh về đường tiết niệu rất tốt. Hạt đậu đen có hàm lượng Natri vô cùng thấp, lại giàu Canxi, Magie và Kali. Những chất này đều giúp ổn định và giảm huyết áp trong cơ thể một cách tự nhiên và nhanh.
Ngoài ra, sử dụng đậu đen chính là cách để phòng chống ung thư hiệu quả và đơn giản hiện nay vì có chứa hợp chất Selenium. Chất này giúp tăng cường chức năng gan và thải độc tố ra bên ngoài một cách tự nhiên. Nhờ đó, những tế bào ác tính không có cơ hội phát triển, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về ung thư, gan.
Đậu đen là một loại ngũ cốc có nhiều giá trị dinh dưỡng. Nguồn: Internet
Cách Nấu Chè Đậu Đen Truyền Thống Thơm Ngon Tại Nhà
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Đậu đen: 300g
- Đường cát: 200g
- Lá dứa: 5 lá
- Bột năng: 100g
- Dầu chuối: 1 ống
- Dừa khô nạo: 150g hoặc Nước cốt dừa: 200ml
- Dừa tươi bào sợi: 50g
Cách chế biến
Sơ chế nguyên liệu
Bạn nên chọn đậu đen xanh lòng, các hạt có kích cỡ đều nhau, màu sắc đen bóng, vỏ láng đẹp và không bị sâu mọt. Sau khi mua về, bạn rửa sạch với nước, loại bỏ những hạt lép rồi ngâm đậu khoảng 2-3 tiếng để khi nấu, đậu sẽ mau mềm và chín đều hơn.
Ngâm hạt đậu đen trước khi nấu. Nguồn: Internet
Cơm dừa nạo rửa nhanh qua nước sạch rồi ngâm với 300ml nước ấm (80 độ C) và dùng tay hoặc túi vải mỏng để vắt lấy nước cốt. Nếu bạn sử dụng nước cốt dừa đóng gói sẵn thì có thể bỏ qua bước này.
Phần bã dừa bạn tiếp tục thêm khoảng 500ml nước nóng vào ngâm một lúc rồi lọc thêm 1 lần nữa để lấy nước dão nấu chè, giúp thành phẩm có vị béo thơm tự nhiên. Lá dứa rửa sạch, cột lại thành bó nhỏ.
Nấu chè
Đậu đen sau khi ngâm bạn vớt ra để ráo, sau đó đặt lên bếp rang sơ đến khi vỏ hơi nhăn lại và có mùi thơm. Tiếp theo, bạn cho phần nước dão dừa vào xâm xấp mặt đậu để nấu cùng, nếu thấy ít thì bạn có thể thêm nước lạnh. Khi nước sôi, bạn cho đường vào và giảm nhỏ lửa, đun tiếp cho đến khi hạt đầu mềm thì tắt bếp, cho dầu chuối vào để có hương thơm.
Bạn nước cốt dừa vào nồi nấu, thêm lá dứa và một ít muối vào giúp hương vị thơm ngon hơn. Để tạo độ sệt, bạn pha 1 muỗng canh bột năng với nước lạnh rồi cho vào nồi khuấy đều. Khi hỗn hợp sôi được 3 phút thì bạn vớt lá dứa ra và tắt bếp, để nguội.
Bạn cho bột năng vào tô thêm một ít nước nóng rồi dùng tay nhồi đến khi thu được một khối bột mịn. Sau đó, chia bột thành những phần nhỏ và vo tròn như những viên trân châu thường thấy. Nấu nước sôi và tiến hành luộc chín phần trân châu dai dai này để ăn kèm với chè.
Thưởng thức
Cho chè vào ly, thêm một ít viên trân châu và nước cốt dừa vào là bạn có thể thưởng thức ngay. Nếu thích ăn lạnh, bạn hãy thêm đá viên vào. Chè đậu đen đạt yêu cầu khi hạt đậu mềm, không bị nát, vị ngọt thanh, có độ béo nhẹ của nước cốt dừa.
Chè đậu đen thêm ngon miệng với những viên trân châu dai dai. Nguồn: Internet
Cách Nấu Chè Đậu Đen Bằng Nồi Cơm Điện
Bạn có thể dùng nồi cơm điện để nấu chè, cách nấu này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng chè bị trào ra ngoài khi sôi nếu bạn không để giảm lửa. Bạn cho đậu vào nồi cơm điện, thêm nước dừa dão vào ngập cỡ 2 đốt ngón tay và nấu. Khi sôi được khoảng 5 phút, bạn chuyển sang chế độ ủ khoảng 15 phút thì cho đường vào và bật lại chế độ nấu để chè sôi lại. Tiếp tục nấu khoảng 20 – 30 phút đến khi đậu mềm thì tắt bếp hoặc ủ nóng trong nồi cơm điện.
Cách Nấu Chè Đậu Đen Hạt Sen
Nguyên liệu
- Đậu đen: 200g
- Hạt sen: 200g
- Đường: 150g
- Bột sắn dây: 10g
- Cơm dừa: 100g
- Một ít muối
Cách chế biến
Sơ chế nguyên liệu
Hạt sen tươi sau khi mua về, bạn bỏ phần tim sen và rửa sạch với nước muối pha loãng sau đó để ráo. Bạn cũng có thể sử dụng hạt sen khô, ngâm 30 phút rồi rửa sạch.
Đậu đen bạn rửa với nước, loại bỏ những hạt lép rồi ngâm 2-3 tiếng trước khi nấu. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể ngâm với nước nóng.
Cơm dừa bạn rửa sơ rồi bào sợi nhuyễn.
Nấu chè
Bạn rang sơ đậu đen rồi cho 1,5 lít nước và 1 chút muối vào nấu với lửa vừa. Sau 20 phút, bạn tiếp tục cho hạt sen vào nấu. Khi chè sôi lại, bạn sẽ thêm đường vào và khuấy đều. Đến lúc đậu và hạt sen chín mềm thì bạn thêm bột sắn bột sắn dây đã hòa tan vào để tạo độ sánh cho chè. Cuối cùng, bạn nếm lại vị ngọt đã vừa khẩu vị chưa rồi tắt bếp.
Thưởng thức
Bạn múc chè ra ly, thêm chút cơm dừa thái sợi và đá viên vào là có thể dùng được. Chè đậu đen hạt sen có màu đen đẹp mắt, chè sánh mịn nhờ bột sắn dây. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị béo của hạt sen cùng vị bùi của đậu đen, thêm vào đó là vị ngọt thanh và mát lạnh.
Hạt sen kết hợp với đậu đen sẽ mang đến một món chè giải nhiệt và tốt cho thần kinh. Nguồn: Internet
Chỉ vài bước đơn giản là bạn đã hoàn thành xong món chè đậu đen mát lạnh để giải nhiệt trong những ngày hè này. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không vào bếp trổ tài ngay món ăn hấp dẫn này cho cả nhà thưởng thức đi nào. Trung cấp nghề nấu ăn chúc bạn thành công nhé!
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp