Tổng hợp

Cải thiện ngoại ngữ với bộ từ vựng tiếng anh cho phục vụ nhà hàng

Nhà hàng là một trong những nơi thường xuyên tiếp xúc với khách nước ngoài. Chính vì vậy, ngoài những mẫu câu giao tiếp trong nhà hàng mà Cet.edu.vn từng giới thiệu đến cho mọi người thì bộ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành NHKS sau đây sẽ cực kỳ hữu dụng cho những ai đã, đang và sẽ làm việc ở trong môi trường ấy nhé!

Nhà hàng

Nhà hàng là một trong những nơi thường xuyên đón tiếp khách nước ngoài
(Nguồn: Internet)

Bạn đang xem bài: Cải thiện ngoại ngữ với bộ từ vựng tiếng anh cho phục vụ nhà hàng

Từ vựng tiếng anh cho phục vụ nhà hàng

Chủ đề về các vật dụng, trang thiết bị:

Cutlery: dụng cụ ăn bằng bạc

Fork: nĩa

Spoon: muỗng

Teaspoon: muỗng cà phê

Knife: dao

Ladle: cái vá múc canh

Bowl: tô

Plate: đĩa

Saucer: dĩa lót

Chopsticks: đũa

Chopsticks rest: đồ gác đũa

Teapot: ấm trà

Cup: cái tách uống trà

Glass: cái ly

Straw: ống hút

Pitcher: bình nước

Mug: cái ly nhỏ có quai

Salt shaker/ Pepper shaker: hộp đựng muối/ tiêu có lỗ nhỏ để rắc lên món ăn

Napkin: khăn ăn

Tissue: khăn giấy

Table cloth: khăn trải bàn

Tongs: cái kẹp gắp thức ăn

Bottle opener: đồ khui nắp chai

Coaster: tấm lót ly

Menu: thực đơn

Wine list/ Drink list: thực đơn rượu/ thực đơn thức uống

Baby chair: ghế dành cho em bé

Ashtray: gạt tàn thuốc

Trolley: xe đẩy

Tray: khay phục vụ

Placemate: miếng lót chỗ ăn

Bill/ check: hóa đơn

Apron: tạp dề

Cheeseboard: thớt cắt phô mai

Parking pass: thẻ giữ xe

học quản trị nhà hàng khách sạn học nghề hay đại học

Thành thạo từ vựng sẽ giúp người nhân viên phục vụ thực khách tốt hơn

Các loại đồ uống phổ biến trong nhà hàng

Wine: rượu

Beer: bia

Alcohol: đồ có cồn

Soda: nước sô-đa

Coke: nước ngọt

Softdrink: các loại thức uống có ga

Juice/ squash: nước ép hoa quả

Smoothie: sinh tố

Lemonade: nước chanh

Coffe: cà phê

Cocktail: thức uống pha chế có cồn

Mocktail: thức uống pha chế không có cồn

Tea: trà

Milk: sữa

Các loại bữa ăn, món ăn thường gặp trong nhà hàng

Appetizers/ starter: món khai vị

Main course: món chính

Dessert: món tráng miệng

Set menu: thực đơn với các món cố định

Buffet: bữa ăn tự chọn

Breakfast: bữa ăn sáng

Lunch: bữa ăn trưa

Dinner: bữa ăn tối

Supper: bữa ăn khuya

High-tea: tiệc trà kiểu Anh

Refreshments: bữa ăn nhẹ

Sauce: nước xốt

Một số từ vựng chỉ hành động

Một số từ vựng chỉ hành động bằng tiếng Anh thường sử dụng
trong nhà hàng. (Nguồn: Internet)

Các vị trí, chức danh trong nhà hàng

Chef : Bếp trưởng

Pastry chef: Bếp trưởng bếp bánh

Steward: nhân viên rửa bát, tạp vụ

Waiter: nhân viên phục vụ nam

Waitress: nhân viên phục vụ nữ

Server: nhân viên viên phục vụ (chỉ chung cả nam và nữ)

Hostess: nhân viên lễ tân nhà hàng

Order taker: nhân viên ghi nhận đặt món

Food runner: nhân viên tiếp thực

Bartender: nhân viên pha chế rượu

Barista: nhân viên pha chế café, trà

Cashier: nhân viên thu ngân

Purchaser: nhân viên thu mua

Store keeper: nhân viên giữ kho

Housekeeping: nhân viên vệ sinh

Security: nhân viên bảo vệ

Sales: nhân viên kinh doanh

Guest Relation/ Customer Service: nhân viên chăm sóc khách hàng

Từ vựng về các trạng thái của món ăn

Fresh: tươi, mới, tươi sống

Rotten: thối rữa, đã hỏng

Off: ôi, ương

Stale: cũ, để đã lâu, ôi, thiu (thường dùng cho bánh mì, bánh ngọt)

Mouldy: bị mốc, lên men

Ripe: chín (dùng cho trái cây)

Unripe: chưa chín (dùng cho trái cây)

Juicy: có nhiều nước (dùng cho trái cây)

Tender: thịt mềm

Tough: thịt bị dai

Under – done/ rare: chưa thật chín; tái

Raw: thịt còn sống

Welldone: thịt chín kỹ

Over – cooked: nấu quá chín

Sweet: ngọt; có mùi ngọt

Sickly: tanh (mùi)

Sour: chua, ôi, thiu

Salty: có muối, mặn

Delicious: ngon miệng

Tasty: ngon; đầy hương vị

Bland: nhạt nhẽo

Poor: chất lượng kém

Horrible: khó chịu (mùi)

Spicy: cay, có gia vị

Hot: nóng, cay nồng

Mild: nhẹ (mùi)

Bitter: đắng

Cheesy: béo vị phô mai

Garlicky: có vị tỏi

Smoky: vị xông khói

Tứ vựng chỉ trạng thái

Tứ vựng chỉ trạng thái của món ăn, các loại nguyên vật liệu. (Nguồn: Internet)

Các từ vựng khác thường sử dụng trong nhà hàng

Tip: tiền thưởng, tiền boa từ khách

Take the order: nhận đặt món

Booking/ Reservation: đặt chỗ

Guest/ Pax/ Customer: khách hàng

Dish of the day: món đặc biệt trong ngày

Dairy products: sản phẩm bơ sữa

Catch of the day: món nấu bắng cá mới đánh bắt

Soup of the day: súp đặc biệt của ngày

Service charge: phí dịch vụ

Complaint (v): khách phàn nàn

Happy hour: giờ khuyến mãi

Promotion: chương trình khuyến mãi

Seat: chỗ ngồi

vốn từ vựng phong phú

Với vốn từ vựng phong phú thì bạn hoàn toàn có thể tự tin khi giao tiếp
với khách hàng. (Nguồn: Internet)

Tổng kết: 

Có thể nói, ngày nay tiếng Anh là một kỹ năng không thể thiếu của bất kỳ nhân viên nào làm trong các ngành nghề dịch vụ, đặc biệt là môi trường nhà hàng, khách sạn. Hy vọng với bộ từ vựng tiếng Anh cho phục vụ nhà hàng sẽ giúp các bạn tự tin hơn khi giao tiếp với các thực khách.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button