Văn mẫu lớp 6

Cảm nhận của em về bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng

Cảm nhận của em về bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng (3 mẫu)

Với 3 bài văn Cảm nhận của em về bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý từ đó biết cách viết bài tập làm văn lớp 6.

Bạn đang xem bài: Cảm nhận của em về bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng

Cảm nhận của em về bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng

Đề bài: Nêu cảm nhận của em về bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng

Cảm nhận của em về bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng – mẫu 1

Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, ca khúc Như có Bác trong ngày đại thắng đã sống trong mỗi trái tim người dân đất Việt ngần ấy thời gian. Ca khúc được lãnh đạo Đài cho anh chị em dàn hợp xướng 40 người do nhạc sĩ Cao Việt Bách chỉ huy, nghệ sĩ Đặng Hùng và Tuyết Thanh lĩnh xướng. Có lẽ sự sung sướng, xúc động quá lớn trước giờ phút chiến thắng mà tất cả mọi người từ nhạc công đến nhạc sĩ vừa đàn, vừa hát, vừa khóc. Cuối giờ chiều ngày 30/4/1975, bài hát được truyền đi trên hệ thống phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam. Khi bài hát vút lên, cũng là lúc Việt Nam tuyên bố chính thức giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước trước thế giới. Ca khúc “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” đã vượt ra khỏi biên giới nước nhà, lan tỏa đến nhiều nước như Nga, Đức, Cuba, Trung Quốc. Và mấy chục năm qua, điệp khúc “Việt Nam Hồ Chí Minh, Việt Nam Hồ Chí Minh” vẫn vang lên bừng bừng khí thế, rộn ràng niềm vui trong từng góc phố, khán đài, trong những cuộc giao lưu quốc tế. Mỗi lần đến ngày 30/4, trong tim mỗi người dân Việt lại thổn thức, xúc động khi nghe lại ca khúc này. Nghe những ca từ “30 năm chiến công dành trọn vẹn non song, ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công’, như đang đi giữa cờ hoa chiến thắng của ngày 30/4 cách đây 45 năm về trước giữa thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu. Như có Bác trong ngày vui đại thắng trở thành ca khúc chấm dứt đạn bom, là niềm khát vọng hòa bình của dân tộc sau gần 100 năm sống trong bom rơi đạn nổ. Và đó cũng như bản hùng ca để cả dân tộc bước qua chiến tranh, sang một trang mới của Tổ quốc kiến thiết nước nhà.

Cảm nhận của em về bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng (3 mẫu)

Cảm nhận của em về bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng – mẫu 2

Chiến tranh đã lùi xa hơn nửa thế kỉ, nhưng những dấu ấn của thời gian và niềm vui của ngày chiến thắng 30 – 4 – 1975 dường như vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người Việt. Ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng” đã sống trong mỗi trái tim người dân đất Việt ngần ấy thời gian, và mỗi khi lắng nghe lời bài hát, lòng em không khỏi xốn xang, tự hào. Bài hát là khúc nhạc hân hoan, là niềm khát vọng hòa bình và sự tự hào lớn lao của một dân tộc bé nhỏ nhưng không bao giờ chịu khuất phục trước gót giày ngoại xâm. Cảm ơn Đảng, cảm ơn Bác Hồ kính yêu và cảm ơn nhạc sĩ Phạm Tuyên đã khai sinh ra một bài hát ngắn gọn nhưng mạnh mẽ khí thế của một Việt Nam anh hùng!

Cảm nhận của em về bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng – mẫu 3

30 tháng 4 – Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước gợi nhớ những bài hát của một thời chiến đấu đầy hy sinh gian khổ, nhưng cũng hào hùng, oanh liệt. Một trong những tác phẩm tiêu biểu đi cùng năm tháng gắn với ngày này là ‘Như có Bác trong ngày đại thắng’ của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Đến nay, đã 43 năm trôi qua nhưng mỗi lần giai điệu của ca khúc ngân lên, thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc lại sống dậy như sự kiện trọng đại này đang diễn ra vậy. Tên gọi chính xác của bài hát được Nhạc sĩ Phạm Tuyên đặt là “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Tuy vậy tác phẩm vẫn thường được mọi người quen gọi là “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” mặc dù đây chỉ là câu hát mở đầu của bài. Mỗi lần đến ngày 30/4, trong tim mỗi người dân Việt lại thổn thức, xúc động khi nghe lại ca khúc này. Nghe những ca từ “30 năm chiến công dành trọn vẹn non song, ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công’, như đang đi giữa cờ hoa chiến thắng của ngày 30/4 cách đây 45 năm về trước giữa thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu. Như có Bác trong ngày vui đại thắng trở thành ca khúc chấm dứt đạn bom, là niềm khát vọng hòa bình của dân tộc sau gần 100 năm sống trong bom rơi đạn nổ. Và đó cũng như bản hùng ca để cả dân tộc bước qua chiến tranh, sang một trang mới của Tổ quốc kiến thiết nước nhà.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 6

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button