Biểu mẫu

Câu cảm thán là gì? Phân loại và bài tập chi tiết

Để bộc lộ cảm xúc về một sự vật, sự việc mà chúng ta nhìn thấy, cảm nhận hoặc nghe được thì câu cảm thán thường được sử dụng. Vậy câu cảm thán là gì? Phân loại, chức năng, ví dụ và bài tập minh họa sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích trong bài viết này.

Định nghĩa câu cảm thán là gì?

a – Định nghĩa

Câu cảm thán là câu có chứa những từ ngữ cảm thán như các từ thôi rồi, than ôi, hỡi ơi, ơi, trời ơi, chao ôi, làm sao, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, ông ơi, bà ơi, người ơi, chị ơi, em ơi

Bạn đang xem bài: Câu cảm thán là gì? Phân loại và bài tập chi tiết

Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc, tâm trạng, tâm lý của người nói / người viết. Câu cảm thán thường được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày hoặc trong văn xuôi, tiểu thuyết, truyện ngắn. 

Đặc biệt, câu cảm thán không được sử dụng trong văn bản hành chính, hợp đồng, văn bản khoa học…

b- Ví dụ câu cảm thán

Ví dụ 1: Trời ơi! hôm nay trời nắng quá 

Đây là 1 câu cảm thán và từ biểu thị cảm thán là “Trời ơi”

Ví dụ 2: Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ. Một dòng máu tươi! ( Trich tác phẩm Lượm – Tố Hữu)

Đoạn thơ trên có chứa từ “ơi” là một câu cảm thán.

Ví dụ 3: Em ơi! cơm chín chưa?

Câu này không phải là câu cảm thán mà là câu gọi – đáp, gọi – đáp là 1 trong những thành phần tình thái trong câu.

Dấu hiệu nhận biết câu cảm thán 

Có 2 dấu hiệu giúp người đọc phân tích và nhận biết được câu nào là câu cảm thán trong đoạn văn gồm:

Nếu kết thúc câu có dấu chấm than thì đó có thể là câu cảm thán, mình dùng từ có thể vì nhiều loại câu khác như câu cầu khiến hoặc câu trần thuật cũng có thể sử dụng dấu chấm than ở cuối câu.

Nếu trong câu tồn tại những từ ngữ gồm: ôi, trời ơi, than ôi, hỡi ơi, làm sao, nguy thay, lo thay… thì chúng ta có thể khẳng định đó là câu cảm thán.

Cuối cùng, các em cần căn cứ vào các từ ngữ, câu biểu thị nội dung, nguyên nhân gây ra cảm xúc trong đoạn văn.

Đôi khi, câu cảm thán có thể được tách thành 1 câu riêng vì vậy các bạn cần phân biệt để tránh nhầm lẫn với câu đặc biệt.

Tác dụng câu cảm thán trong văn bản 

Tác dụng chính của câu cảm thán là dùng để diễn tả, bộc lộ cảm xúc của con người, đó có thể là những loại cảm xúc như giận dữ, tự hào, vui mừng, thán phục, trách móc, mỉa mai, châm biếm, kích động…

  • Ví dụ cảm xúc tự hào: Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu.
  • Ví dụ cảm xúc giận dữ: Con ơi! sao con không làm bài tập.
  • Ví dụ cảm xúc trách móc: Trời ơi! đã quá giờ hẹn rồi mà anh ấy chưa đến.
  • Ví dụ cảm xúc vui mừng: Chao ôi! mình làm xong bài tập nâng cao này rồi.

Bài tập câu cảm thán SKG ngữ văn 8

Đề bài tập 1 trang 44 SGK ngữ văn 8

Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải là câu cảm thán không? Vì sao?

Câu a: Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay!

Câu b: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

câu c: Chao ôi! Có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi.

Đáp án bài tập 1:

Câu a:

Than ôi: Là câu cảm thán vì có chứa từ cảm thán ôi

Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! – Không phải là câu cảm thán vì không xuất hiện bất kỳ từ ngữ cảm thán nào.

Thế đê không sao cự lại với thế nước! – Không phải là câu cảm thán vì không tồn tại bất kỳ từ nào diễn tả cảm thán.

Lo thay! – Là câu cảm thán 

Nguy thay! – Cũng là 1 câu cảm thán

Câu b:

Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! – Có xuất hiện từ ngữ cảm thán là từ “ ơi” => câu cảm thán.

Câu c:

Chao ôi! Có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi – Là 1 câu cảm thán.

Tôi đã phải trải cảnh như thế. 

Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi.

Hai câu còn lại không phải là câu cảm thán mà là 1 câu trần thuật bình thường.

Đề bài tập 2 trang 44-45 SGK ngữ văn 8

Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong các câu sau đây. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao.

Đáp án bài tập 2:

Câu a:

Ai làm cho bể kia đầy – Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

  • Nội dung cảm xúc: Là lời than thở của người nông dân nghèo dưới chế độ phong kiến áp bức, bóc lột làm cuộc sống vật chất, tinh thần của người dân vô cùng cùng cực.
  • Đây không phải là câu cảm thán mà là câu nghi vấn vì có từ nghi vấn “Ai” và cuối câu có dấu chấm hỏi.

Câu b:

Xanh kia thăm thẳm từng trên – Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

  • Ý nghĩa, cảm xúc: Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra làm nước mất, nhà tan.
  • Tương tự như câu a, đây là câu nghi vấn vì cuối câu có dấu chấm hỏi.

Câu c:

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu – Đem chi xuân lại gợi thêm sầu

Cảm xúc của câu: Mô tả tâm trạng bế tắc, không lối thoát trước cuộc sống.

Câu d:

Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Cảm xúc: Sự ân hận của dế Mèn khi gây ra cái chết cho dế choắt

Đây là 1 câu nghi vấn.

Kết luận: Đây là toàn bộ câu trả lời về nội dung câu hỏi câu cảm thán là gì? Phân loại, bài tập ví dụ chi tiết.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Biểu mẫu

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button