Là gì

Chiếc khăn Piêu của dân tộc nào?

“Chiếc khăn Piêu” – bài hát do nhạc sĩ Doãn Nho sáng tác và ca sĩ Tùng Dương thể hiện đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chiếc khăn Piêu của dân tộc nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Piêu là tên gọi một loại khăn đội đầu truyền thống của phụ nữ người Thái, phổ biến nhất là người Thái Đen vùng Tây Bắc.

Bạn đang xem bài: Chiếc khăn Piêu của dân tộc nào?

chien khan pieu 1
Khăn Piêu của phụ nữ Thái đen ở Sơn La.

Các cô gái Thái thường dùng vải sợi bông và tự may dệt thủ công nên chiếc khăn Piêu của mình và mất tới 3 tháng mới hoàn thành. Khăn Piêu có màu đen hoặc chàm, có chiều rộng là một khổ vải, dài hơn sải tay.

Hai đầu của chiếc khăn Piêu được thêu hoa văn gọi là nả piêu (mặt piêu).

Nả piêu được viền bằng vải đỏ, có đính thêm các cút piêu hình tròn cuộn bằng các sợi chỉ màu. Nả piêu thường được thêu các các họa tiết hình răng cưa, quả núi, đường song song, quả trám, hình cây cỏ, côn trùng… bằng sợi tơ tằm hoặc chỉ màu.

chien khan pieu 2

Với người Thái, đội một chiếc khăn piêu thêu đẹp là điều đáng tự hào. Từ các bé gái cho tới cụ già đều có thể đội khăn piêu, có tác dụng che đầu khi nắng gió, làm ấm đầu khi mùa đông giá lạnh…

Piêu còn là vật trang sức quan trọng của các cô gái Thái, nhất là những dịp đi chơi hay dự lễ hội…

Chiếc khăn này còn được sử dụng để làm vật làm tin của các đôi trai gái, quà của cô gái biếu gia đình nhà chồng khi về làm dâu, thậm chí là tài sản chia cho người quá cố khi về thế giới bên kia.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Là gì

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button