Tổng hợp

Cô đồng Là Gì? Tìm Hiểu Về Cô đồng Cậu đồng, 36 Giá Hầu đồng

Tín ngưỡng thờ mẫu vinh dự được UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2016. Tuy vậy, nghệ thuật hầu đồng nói chung hay cô đồng cậu đồng nói riêng đều chưa nhận được cái nhìn thiện cảm từ cộng đồng. Hãy cùng Cmm.edu.vn tìm hiểu cô đồng là gì và hầu đồng là gì?

hau dong

Bạn đang xem bài: Cô đồng Là Gì? Tìm Hiểu Về Cô đồng Cậu đồng, 36 Giá Hầu đồng

Advertisement

Hầu đồng là gì?

Cũng giống như Công giáo hay Phật giáo đều có những lễ nghi, nghi thức được tổ chức theo tuần, tháng, quý… hầu đồng cũng được coi là một nghi thức. Trong tín ngưỡng thờ mẫu, hầu đồng là nghi thức quan trọng và nổi bật nhất.

Nghi thức hầu đồng là gì?

Về bản chất hầu đồng là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua cô đồng cậu đồng.

Advertisement

Trong tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ, tứ phủ người ta tin rằng thần linh có thể nhập hồn vào thân xác của cô đồng cậu đồng để đưa ra lời phán xét, răn day, diệt trừ tà ma, ban phúc cho con nhang đệ tử.

Nghi thức hầu đồng gồm rất nhiều các quy tắc khác nhau, từ lựa chọn cô đồng cậu đồng, tứ trụ, đền – phủ hầu đồng, đội ngũ chầu văn…

Advertisement

Hầu đồng là hình thức diễn xướng dân gian, kết hợp giữa hát chầu văn với các điệu nhảy uyển chuyển của thanh đồng cùng các nghi lễ trang nghiêm.

y nghia hau dong

Trang phục trong nghi thức hầu đồng được chăm chút kỹ lưỡng, các điệu nhảy và nghi lễ cũng được chú trọng để vừa đúng lệ vừa thể hiện được băn sắc văn hóa dân tộc.

Nghi thức hầu đồng hiện nay đã thay đổi nhiều so với nguyên mẫu. Các yêu cầu về nghi lễ, thanh đồng không còn quá khắt khe.

Một số khái niệm liên quan đến hầu đồng

Để tìm hiểu rõ hơn về nghi lễ hầu đồng, chúng ta cần làm rõ các khái niệm liên quan đến hầu đồng. Các khái niệm này thường xuyên được nhắc đến trong tín ngưỡng thờ mẫu bởi sự liên quan mật thiết làm nên bản sắc của hầu đồng.

Thanh đồng là gì?

Thanh đồng là danh từ chung để chỉ cô đồng cậu đồng trong nghi thức hầu đồng. Thanh đồng là những người có căn số (tức là có căn tính, tâm lý khác người thường) được lựa chọn để thực hiện nghi thức hầu đồng.

Đối với nghi thức hầu đồng hiện nay, các thanh đồng không còn yêu cầu khắt khe về căn số. Thanh đồng chỉ những người được chọn để thực hiện các điệu múa, lễ nghi trong các giá hầu. Đây cũng là một điểm thay đổi linh hoạt của nghi lễ hầu đồng.

Giá đồng là gì?

Giá đồng được hiểu là trọn vẹn một chuỗi các nghi thức hầu cho một vị quan. Để hoàn thành một giá đồng, thanh đồng cần thay đúng bộ trang phục của giá quan đó kết hợp với phụ kiện khác để hoàn thành việc hóa trang và hoàn thành nghi lễ.

Điểm khác biệt ở mỗi giá đồng không chỉ nằm ở việc thay đổi trang phục, phụ kiện của thanh đồng mà còn ở lời hát và nhạc cụ được sử dụng khi hát trầu. Giá đồng kết thúc khi thanh đồng chùm khăn đỏ lên đầu kết hợp lời hát trầu “Xế giá hồi cung”.

cau dong

36 giá hầu đồng là gì?

Trong mỗi buổi hầu đồng có 36 giá hầu đồng tương ứng với 36 vị thánh được thờ phụng trong dân gian. Các vị thánh là đại diện đầy đủ cho các yêu tố tự nhiên và có liên quan mật thiết đến cuộc sống thường nhật và quá trình lao động của con người.

36 giá hầu đồng được chia thành 4 hàng lớn bao gồm:

  • Hàng Quan
  • Hàng Chầu
  • Hàng Hoàng
  • Hàng cô
  • Hàng cậu

Cô đồng là gì?

Cô đồng là danh từ chỉ các thanh đồng nữ (mang giới tính nữ). Cô đồng cũng chỉ những thanh đồng mang căn hàng cô (thanh đồng nam nhưng hành động, cử chỉ mềm mại như nữ). Đây là những người có căn số, tính khí nhạy cảm, khác người.

Ai có thể hầu đồng?

Nếu như trước đây, trong nghi thức hầu đồng xưa, chỉ những cô đồng cậu đồng mới có thể đảm nhận vị trí hầu đồng thì nay yêu cầu đó không còn quá khắt khe. Phàm là những người tin theo tín ngưỡng thờ mẫu đều có thể “bắc ghế hầu quan, hầu thánh”.

Tuy nhiên, việc hiểu biết không rõ ràng về tín ngưỡng thờ mẫu nói chung và nghi lễ hầu đồng nói riêng dễ khiến người dân tin tưởng mù quáng.

Cô hầu đồng, cậu hầu đồng thường hay bệnh tật, ốm đau (trong tín ngưỡng thờ mẫu gọi là thời gian Thánh đầy ải) nên khi người dân có bệnh trạng thường sẽ bắc ghế theo hầu để cầu mong sức khỏe. Điều này tất yếu đem đến những điều tiếng không hay về nghi lễ hầu đồng.

Vai trò của cô đồng là gì?

Vai trò của cô đồng cậu đồng hay thanh đồng nói chung trong một buổi hầu đồng là thực hiện phần nghi lễ đúng, đủ. Cô hầu đồng, cậu hầu đồng là đại diện được chọn lựa kỹ càng để hầu các quan.

Về giá trị tâm linh, cô đồng là người tiếp nhận thánh khí. Thánh, thần trong mỗi giá đồng sẽ ứng linh vào thân xác của cô hầu đồng để răn dạy, ban phước, ban lộc cho dân.

co dong

Ý nghĩa của việc hầu đồng

Nghi thức hầu đồng là nghi thức quan trọng và thể hiện nét đẹp văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng thờ mẫu.

Trong mỗi giá đồng, lời ca chầu văn đều thay lời nhân dân xin quốc thái dân an, cầu cho sức khỏe của thanh đồng và mọi người tin tưởng tín ngưỡng thờ mẫu.

Về căn bản, cũng như các nghi lễ của tín ngưỡng khác, hầu đồng mang ý nghĩa tinh thần lớn. Người dân hầu đồng với niềm tin rằng Thánh, Thần sẽ phù hộ độ trì cho sức khỏe, cho tài lộc, mong cầu những điều hay ý đẹp.

Hầu đồng, lên đồng có thật không?

Lên đồng là 1 giai đoạn trong hầu đồng, khi Thánh, Thần nhập vào thanh đồng để truyền lời răn dạy của mình. Xét về góc độ khoa học, không thể khẳng định việc gọi hồn nhập xác là “có” hay “không”. Do đó điều này vẫn là ẩn số.

y nghia hau dong 1

Lên đồng đối với những ai tin vào tín ngưỡng thờ mẫu tì cho là có thật và tốt cho thanh đồng, xã hội. Đối với người không tin, lên đồng là mê tín dị đoan.

Cũng phải nói thêm rằng có không ít người xấu dựa vào việc lên đồng để xuyên tạc, đưa ra lời lẽ không hay, trục lợi bất chính.

Xem thêm:

Vậy theo các bạn ý nghĩa thực sự của cô hầu đồng, cô đồng là gì? Liệu rằng có nên dành cái nhìn thiện cảm và công bằng hơn cho nghi thức hầu đồng chứ không phải một cái nhìn quy chụp mê tín dị đoan như hiện tại? Hãy Like và Share bài viết của Cmm.edu.vn và đưa ra những quan điểm của bản thân.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button