Đây là công việc của nhân viên thuộc bộ phận tiền sảnh của khách sạn. Vậy Concierge là gì? và công việc của một Concierge cụ thể như thế nào? Hãy cùng Trung cấp nghề nấu ăn theo dõi ngay sau đây nhé.
Concierge là ai?
Tại nhiều khách sạn lớn ở châu Âu, Concierge là người có nhiệm vụ phục vụ ở cửa sảnh khách sạn, đưa đón và xách hành lý, cung cấp các thông tin về khách sạn, các điểm quan tâm phụ cận cho khách, hướng dẫn khách nhận phòng, đăng ký trước bữa ăn, bỏ thư hoặc thực hiện các công việc các yêu cầu riêng khách.
Bạn đang xem bài: Concierge là gì? Mô tả công việc của một concierge
Concierge thuộc bộ phận tiền sảnh của khách sạn (Nguồn: Internet)
Trong tiếng Pháp, Concierge có nghĩa là người gác cổng hoặc người phụ trách thắp nến trong cung điện. Xuất phát từ điều này mà Concierge ban đầu có nghĩa là nghề gác cửa hoặc chỗ ở của người gác cửa.
Và đến nay, Concierge là thuật ngữ để chỉ nhân viên hỗ trợ khách hàng tại tiền sảnh với vô vàn các công việc khác nhau. Và với mọi yêu cầu của khách hàng lưu trú hoặc vãng lai, một Concierge đều phải hỗ trợ và thực hiện.
Concierge và những công việc thầm lặng
Ngoài mô tả chung về công việc như trên, một Concierge luôn phải đảm nhiệm một danh sách nhiệm vụ dài không tưởng một cách “thầm lặng” trong khách sạn.
Hỗ trợ công việc của bộ phận Bellman, Doorman
– Hỗ trợ việc quản lý và chuyển hành lý của khách hàng trong quá trình check in, lưu trú và check out.
– Chào đón, hướng dẫn khách đến quầy lễ tân khi làm thủ tục check in.
– Hỗ trợ chuyển hành lý khi khách có nhu cầu chuyển phòng.
Concierge hỗ trợ khách hàng (Nguồn: Internet)
Quản lý ấn phẩm, báo, tạp chí
– Quản lý và đảm bảo có đủ số lượng báo, tạp chí cần thiết tại quầy Concierge
– Phân phối các loại ấn phẩm, báo, tạp chí đến phòng của khách theo quy định của khách sạn hoặc yêu cầu của khách hàng.
Tiếp nhận và xử lý thư, bưu kiện đến khách sạn
– Concierge có nhiệm vụ tiếp nhận thư, bưu kiện bên ngoài được chuyển đến cho khách hàng đang lưu trú tại khách sạn.
– Thực hiện việc chuyển thư, bưu kiện đến cho khách hàng trong thời gian nhanh nhất theo quy trình làm việc.
– Chuyển tiếp thư, bưu kiện nếu khách đã rời khách sạn.
Concierge cung cấp thông tin khách sạn (Nguồn: Internet)
Quản lý việc mượn/ thuê trang thiết bị của khách sạn
– Thực hiện cho khách hàng mượn và thuê trang thiết bị như phích cắm điện, dây nối… theo quy trình khách sạn.
– Thông báo về khoản phí thuê, đặt cọc cho khách hàng muốn thuê trang thiết bị tại khách sạn.
– Làm thủ tục cho thuê trang thiết bị theo quy định khách hàng.
Hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ
– Luôn sẵn sàng cung cấp mật khẩu wifi cho khách khi có nhu cầu.
– Tiếp nhận các thông tin về sự cố kỹ thuật, công nghệ đến khách hàng với các bộ phận liên quản giải quyết nhanh nhất.
Tư vấn thông tin cho khách hàng
– Cung cấp cho khách hàng các thông tin về địa phương như bản đồ, sự kiện, điểm đến tham quan, tour du lịch…
– Tư vấn các thông tin về dịch vụ F&B, Spa, Gym… đến khách hàng khi cần thiết.
Concierge đóng góp thầm lặng (Nguồn: Internet)
Hỗ trợ sắp xếp các phương tiện di chuyển cho khách hàng
– Phối hợp các bộ phận liên quan điều động các đội xe của khách sạn đưa đón khách đúng giờ, hiệu quả.
– Phối hợp với tổ trưởng đội xe thực hiện việc xếp lịch sử dụng xe, tài xế và hỗ trợ xác nhận điểm đến, hình thức tính phí… khi khách hàng cần.
Ngoài ra, bộ phận Concierge còn có các công việc khác như ghi nhận những thông tin phản hồi từ phía khách hàng và chuyển đến các bộ phận liên quan; giải quyết các phàn nàn của khách trong quyền hạn của nhân viên Concierge và đảm bảo không lặp lại lỗi tương tự; lưu ý các trường hợp khả nghi, bất thường vào báo ngay với bộ phận an ninh, bảo vệ. Đồng thời, thực hiện các công việc khác từ ban Giám đốc hoặc Trưởng bộ phận.
Tổng kết
Là một nhân viên Concierge, bạn sẽ được nhận mức lương trung bình từ 6 – 8 triệu/ tháng chưa kể các khoản phụ cấp, đãi ngộ, tiền tip, thưởng… Nhưng để đảm nhận công việc này, bạn cần phải được đào tạo bài bản, am hiểu kiến thức về ngành Khách sạn cũng như có khả năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo.
Đối với ngành Nhà hàng – Khách sạn (NHKS), Supervisor là một trong những vị trí quan trọng góp phần để NHKS vận hành mượt mà, suôn sẻ. Vậy, công việc của Supervisor là làm gì mà quan trọng đến như vậy? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong các bài viết của Trung cấp nghề nấu ăn nhé!
Có thể bạn quan tâm
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp