Thuật ngữ Coordinator được sử dụng phổ biến trong ngành Nhà hàng – Khách sạn và vị trí này ảnh hưởng trực tiếp tới các nhân sự trong nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên, khái niệm Coordinator là gì? Công việc của một Coordinator là làm gì? Mức lương của một Coordinator ra sao? là câu hỏi khiến nhiều người tò mò.
Bạn đang xem bài: Coordinator là gì? Và công việc của một Coordinator
Coordinator – Điều phối viên trong nhà hàng khách sạn (nguồn internet)
Coordinator là gì?
Trong bất kì hệ thống nhà hàng – khách sạn nào, muốn môi trường làm việc được vận hành một cách hoàn hảo nhất cần phải có sự phối hợp của nhiều người, nhiều bộ phận, trong đó bao gồm cả ban điều hành. Và người đứng ra điều phối tất cả các việc đó gọi là Coordinator, hay còn gọi là Điều phối viên. Hiện nay, trong hệ thống nhà hàng – khách sạn, Coordinator sẽ được chia thành nhiều vị trí quan trọng cụ thể như: Event Coordinator, Sales Coordinator, F&B Coordinator.
Trong khuôn khổ bài viết này, Trung cấp nghề nấu ăn sẽ phân tích cụ thể hơn về công việc của một F&B Coordinator, mời bạn theo dõi tiếp nhé.
F&B Coordinator là gì?
Trong ngành khách sạn, F&B Coordinator là thư kí cho Giám đốc bộ phận ẩm thực, hỗ trợ các công việc cho người đứng đầu bộ phận ẩm thực của mỗi khách sạn. Mức lương hiện nay của vị trí F&B Coordinator ở các khách sạn thường sẽ dao động từ 8 – 10 triệu đồng, chưa kể các khoản tiền thưởng kinh doanh, thưởng lễ tết, phụ cấp, đãi ngộ… hàng tháng.
Công việc của F&B Coordinator tại nhà hàng khách sạn:
Với mức thu nhập này, F&B Coordinator sẽ đảm nhận các công việc khác nhau trong quy trình làm việc tại nhà hàng, khách sạn như:
– Hỗ trợ Giám đốc bộ phận ẩm thực (F&B Manager) các công việc hành chính như thiết lập hệ thống hồ sơ, tổ chức vận hành hoạt động của các bộ phận mỗi ngày.
– Truyền đạt thông tin và báo cáo đến Giám đốc bộ phận ẩm thực các thông tin chính xác từ các bộ phận quản lý khác và ngược lại.
– Theo dõi việc thực hiện các kế hoạch của bộ phận F&B và cập nhật thông tin khi cần thiết.
– Theo dõi, giám sát và giải quyết các vấn đề liên quan tới đơn hàng, khuyến mãi/ưu đãi, đào tạo nhân viên… của bộ phận F&B.
– Theo dõi hộp thư điện tử, các cuộc gọi đến và đi từ văn phòng của bộ phận F&B.
– Đảm bảo hệ thống hồ sơ thực phẩm được quản lý theo đúng tiêu chuẩn và yêu cầu.
Hỗ trợ Giám đốc bộ phận ẩm thực (nguồn internet)
– Tham gia đóng góp ý tưởng cho menu mới, chỉnh sửa menu hàng ngày, menu đặc biệt dành cho các sự kiện của nhà hàng hoặc các chương trình ưu đãi, khuyến mãi của bộ phận.
– Tham gia đóng góp ý kiến cho các cuộc họp của bộ phận F&B.
– Theo dõi quá trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm để đảm bảo mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
– Hỗ trợ giải quyết các ý kiến phản hồi về trải nghiệm của khách hàng dưới sự chỉ dẫn của FBM.
– Chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin, file tài liệu được giao quản lý.
– Phối hợp với bộ phận tài chính của khsach sạn làm các báo cáo và dự báo về ngân sách theo tháng, quý và năm.
– Bên cạnh đó, F&B Coordinator còn chịu trách nhiệm thực hiện các công việc khác khi được Giám đốc bộ phận ẩm thực yêu cầu.
Các kỹ năng cần thiết của người điều phối – F&B Coordinator
Để làm việc ở vị trí điều phối, một F&B Coordinator được yêu cầu thành thạo các kỹ năng về tin học văn phòng như: Word, excel, outlook, powerpoint. Ngoài ra, họ còn đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng tiếng Anh tốt (sử dụng từ vựng chuyên ngành ẩm thực); có kiến thức cũng như am hiểu về thực phẩm, thức uống cũng như các hoạt động nhà bếp, kỹ năng tổ chức , quản lý hồ sơ, xử lý vấn đề nhanh chóng…
Đồng thời, ứng viên cần tốt nghiệp các chuyên ngành về Quản lý Nhà hàng – Khách sạn, Ẩm thực hoặc các lĩnh vực có liên quan… Quá trình làm việc với vị trí F&B Coordinator sẽ giúp bạn có nền tảng vững chắc để thăng tiến lên các vị trí cao hơn.
Bạn có thể dễ dàng nhận ra, hiện nay bên cạnh hệ thống nhà hàng trực thuộc khách sạn thì các nhà hàng hoạt động riêng lẻ (Fine Dining, Hội nghị – Tiệc cưới, Bistro…) phát triển không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Các nhà hàng này đã chú trọng hơn trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức trong khách sạn chuyên nghiệp nhằm hướng tới sự phát triển dài lâu và bền vững. Để hiểu rõ hơn về sơ đồ – cơ cấu tổ chức trong nhà hàng và nhiệm vụ của từng bộ phận, các bạn có thể tham khảo thêm nhé!
Có thể bạn quan tâm
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp