Đặc phái viên là gì? Đặc phái viên của tổng thống là gì? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây của cmm.edu.vn để có câu trả lời.
Đặc phái viên là gì?
Đặc phái viên là đại diện của nguyên thủ quốc gia hay của thủ tướng của một đất nước được cử đến một nước khác để thực hiện một nhiệm vụ trong quan hệ với nước ấy.
Bạn đang xem bài: Đặc phái viên là gì? Đặc phái viên của tổng thống là gì?
Những người được bổ nhiệm làm đặc phái viên thường là những viên chức cao cấp như bộ trưởng, đại sứ hay cấp tương đương.
Đặc phái viên của tổng thống là gì?
Ngày 21/7 vừa qua, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã bổ nhiệm BTS – một nhóm nhạc nổi tiếng toàn cầu làm “Đặc phái viên của Tổng thống cho thế hệ tương lai và văn hóa”.
Khi là “đặc phái viên đặc biệt” của Tổng thống Hàn Quốc, nhóm nhạc này tham gia vào nhiều sự kiện và cuộc họp quan trọng. Cụ thể, BTS sẽ tham dự các cuộc họp quốc tế lớn tại New York vào tháng 9 tới đây nhằm truyền tải thông điệp đến thế hệ trẻ. Trong đó có cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 75 với mục đích thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như vấn đề môi trường, bất bình đẳng, nghèo đói…
Như vậy đặc phái viên của tổng thống là người được đại diện cho tổng thống để thực hiện các nhiệm vụ, công vụ ngoại giao được giao ở một nước khác.
Đây là lần đầu tiên tại giới Kpop, một nhóm nhạc được tổng thống Hàn bổ nhiệm làm đặc phái viên ngoại giao.
Đến ngày 14/9 vừa qua, tại Nhà Xanh, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã trao thư bổ nhiệm nhóm nhạc BTS làm đặc phái viên ngoại giao công chúng.
BTS là một trong những nhóm nhạc K-pop nổi tiếng nhất thế giới hiện nay. Ca khúc Dynamite của nhóm dẫn đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100 vào tháng 8-2020. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In từng chúc mừng BTS với thành tích này.
Đặc phái viên Thủ tướng là gì?
Đặc phái viên Thủ Tướng là người hoặc nhóm người thay mặt cho Thủ Tướng có nhiệm vụ đại diện đàm phán hoặc thương lượng với nước khác về các vấn đề quan trọng. Trong vai trò này có thể là các cấp thứ trưởng hoặc những quan chức có chức vụ tương đương. Không những vậy, một vài nước còn cử bộ trưởng bộ Ngoại giao để thực hiện nhiệm vụ của đặc phái viên.
Ví dụ: Trong một hội nghị cấp cao vừa qua, đặc phái viên của Thủ tướng nước Việt nam được nhận nhiều lời khen ngợi vì đã là một cánh tay phải đắc lực cho Thủ tướng.
Nhiệm vụ của đặc phái viên là gì?
Ở khía cạnh quyền hạn và nhiệm vụ thì đặc phái viên sẽ có thể giúp người mà họ đại diện xử lý công việc ở các lĩnh vực cụ thể như một người giúp việc bình thường.
Đặc phái viên của Thủ tướng là người giúp Thủ tướng xử lý công việc ở những lĩnh vực cụ thể và có chức năng, quyền hạn như một người giúp việc bình thường.
Đặc phái viên của Tổng thống chính là người được đại diện cho Tổng thống để thực hiện các nhiệm vụ, công vụ được giao ở một nước khác trong nhiệm vụ quan hệ với nước ấy.Tuy nhiên, không nhiều người hiểu rõ về khái niệm đặc phái viên nên thường có khá nhiều nhầm lẫn về quyền hạn của đặc phái viên cũng như tiêu chuẩn để lựa chọn.
Sau đây là cụ thể phạm vi quyền hạn và một số đặc điểm lựa chọn đặc phái viên:
Đặc phái viên Thủ tướng không có quyền huy động công an, quân đội hỗ trợ và cũng không được hưởng các chế độ VIP …
Đặc điểm lựa chọn vị trí đặc phái viên Thủ tướng, Đđặc phái viên Thủ tướng thường là những người đã cao tuổi, có sức khoẻ, hiểu biết và có uy tín để đảm trách được các công việc cụ thể mà Thủ tướng giao phó (trích lời Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan).
Đặc phái viên của Thủ tướng khác với thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng. Đặc phái viên thì có thể xử lý, quyết định một công việc cụ thể nào đó, còn thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng chủ yếu nghiên cứu, đề xuất chính sách.
Những lưu ý khi dùng đặc phái viên Tổng thống, đặc phái viên Thủ tướng
Chú ý vào cấp giao nhiệm vụ để biết quyền hạn và chức vụ của đặc phái viên.
Đặc phái viên của Thủ tướng không có quyền huy động lực lượng công an, quân đội và không nhận được một vài chế độ VIP như đặc phái viên Tổng thống.
Không nên nhầm lẫn giữa hai khái niệm này vì rất có thể xảy ra các trường hợp lừa đảo, mạo danh đặc phái viên. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến một quốc gia.
Cũng chính vì những sự nhầm lẫn về quyền và nhiệm vụ mà đặc phái viên được giao cho nên hiện nay xuất hiện rất nhiều hiện tượng lừa đảo, mạo danh đặc phái viên của các viên chức cấp cao hay nguyên thủ quốc gia.
Chắc hẳn qua bài viết này, chúng ta đã phần nào hiểu về đặc phái viên là gì cũng như nhiệm vụ của đặc phái viên là gì khi được giao ở mỗi vị trí mà họ đại diện phải không nào? Nếu bạn đọc còn thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Là ai?