Top trường

Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh

Trong 20 năm qua, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng, đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo. Trường Đại học Luật TPHCM (website:hcmulaw.edu.vn) là cơ sở đào tạo luật hàng đầu tại khu vực phía Nam với cơ cấu tổ chức ngày càng hoàn thiện, cán bộ giảng viên liên tục được bồi dưỡng nâng cao trình độ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin tuyển sinh chi tiết liên quan đến trường Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh,  cùng theo dõi nhé!

Giới thiệu chung về Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh

Lịch sử hình thành và phát triển

dai hoc luat 2
Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 30 tháng 3 năm 1996, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo ký Quyết định số 1234/GD – ĐT thành lập Trường Đại học Luật TP.HCM trên cơ sở sáp nhập Phân hiệu Đại học Luật TP.HCM và Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM. Trường khi đó nằm trong khối Đại học Quốc gia TP.HCM.

Bạn đang xem bài: Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh

Ngày 10 tháng 10 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 118/2000/QĐ – TTg về việc thay đổi tổ chức của Đại học quốc gia TP.HCM. Theo quyết định này, trường Đại học Luật tách ra khỏi Đại học Quốc gia TP.HCM và trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sứ mệnh

Trường có nhiệm vụ cung cấp nguồn lực từ trung cấp đến đại học và sau đại học trong lĩnh vực pháp lý cho các địa phương và các bộ ngành, góp phần giải quyết các vấn đề quan trọng trong khoa học pháp lý của cả nước.

Tầm nhìn

Ban giám hiệu nhà trường cùng đội ngũ cán bộ quyết tâm xây dựng trường Đại học Luật TP.HCM trở thành một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu pháp lý có uy tín không những ở Việt Nam mà còn trong khu vực.

Đội ngũ nhân sự

Trường có tất cả 12 phòng ban chức năng, 06 đơn vị thuộc phòng và các trung tâm. Nhà trường cũng đã xây dựng mô hình quản lý 3 cấp: Trường – Khoa – Bộ môn. Các tổ chức chính trị, đoàn thể thuộc trường đại học Luật TP HCM bao gồm: Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, Hội cựu sinh viên, Chi hội Luật gia, Hội Cựu chiến binh. Tính đến tháng 8/2016, Đại học Luật có tổng cộng 368 cán bộ, giảng viên với 258 giảng viên và 110 cán bộ quản lý. Trong đó, nhà trường hiện có 01 giáo sư, 12 phó giáo sư, 41 tiến sĩ và 145 thạc sĩ (01 giảng viên cao cấp, 01 nhà giáo ưu tú, 40 giảng viên chính và 221 giảng viên).

Cơ sở vật chất

dai hoc luat 3
Cơ sở vật chất

Các địa điểm học:

Trường Đại học Luật TP.HCM từ khi thành lập bao gồm hai cơ sở với tổng diện tích đất sử dụng là 7.196 m2 (Cơ sở 1 tại Số 2 Nguyễn Tất Thành, P.12, Q.4 và Cơ sở 2 tại số 123 Quốc lộ 13 P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức). Cả hai cơ sở đều đã được xây mới với trang thiết bị phòng học khá hiện đại.

Trang thiết bị nổi bật:

Thư viện được đặt tại trụ sở của trường tại số 2 Nguyễn Tất Thành với cơ sở vật chất hiện đại, phòng đọc thoáng mát và tinh thần phục vụ cao. Được dự án Sida của Thụy Điển đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, thư viện của trường hiện đang đứng đầu khu vực các tỉnh phía Nam về cơ sở dữ liệu luật với trên 80.000 đầu sách, luận án, luận văn và 1800 đĩa CD-ROM. Ngoài ra, thư viện còn trang bị phòng máy phục vụ cho nhu cầu học tập, tìm kiếm hay trao đổi thông tin trên mạng của sinh viên.

Thông tin tuyển sinh năm 2020

Thời gian xét tuyển

  • Phương thức xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
  • Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định.

Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trong phạm vi cả nước.

Phương thức tuyển sinh

1. Phương thức xét tuyển

  • Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.
  • Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện ĐKXT

  • Nhà trường sẽ thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trên website của trường sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

3. Chính sách ưu tiên và tuyển thẳng

  • Thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Học phí

Học phí trường Đại học Luật TP.HCM năm học 2020 – 2021 dự kiến là:

  • Lớp đại trà: 18 triệu đồng/ sinh viên.
  • Lớp Anh văn pháp lý: 36 triệu đồng/ sinh viên.
  • Lớp chất lượng cao ngành Luật và Quản trị Kinh doanh: 45 triệu đồng/ sinh viên.
  • Lớp chất lượng cao ngành Quản trị – Luật: 49,5 triệu đồng/ sinh viên.

Cách ngành tuyển sinh năm 2020

Ngành Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển

Chỉ tiêu (dự kiến)

Ngôn ngữ Anh

(Chuyên ngành Anh Văn pháp lý)

7220201 D01, D14, D66, D84 100
Quản trị – Luật 7340102 A00, A01, D01, D03, D06, D84, D87, D88 300
Luật 7380101 A00, A01, C00, D01, D03, D06 1430
Quản trị kinh doanh 7340101 A00, A01, D01, D03, D06, D84, D87, D88 150
Luật Thương mại quốc tế 7380109 A01, D01, D03, D06, D66, D69, D70, D84, D87, D88 120

Điểm trúng tuyển vào các ngành năm 2020

Điểm chuẩn của trường Đại học Luật TP.HCM như sau:

Tên ngành Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
(Xét theo KQ thi THPT)
Ngôn ngữ Anh 20 (D01)
22 (D14, D84)
23 (D66)
17 D01: 23,25

D14: 23,5

D66: 25

D84: 24

Quản trị kinh doanh 19 (A00, A01, D01, D03, D06, D84, D87, D88) 17 A00: 24,5

A01: 23,25

D01, D03, D06: 23,5

D84, D87, D88: 24

Luật Thương mại quốc tế 22.5 (A01, D84)
23 (D01)
20 (D03, D06, D69, D70, D87, D88)
24.5 (D66)
22,5 (A01)
23 (D01)
20 (D03, D06)
23 (D66)
20 (D69, D70)
23 (D84)
20 (D87, D88)
A01: 26,25

D01, D03, D06: 26,25

D66, D69, D70: 26,5

D84, D87, D88: 26,5

Quản trị – Luật 21 (A00)
20.5 (A01, D01, D03, D06)
21.5 (D84, D87, D88)

21,5 (A00)
20,5 (A01)
20,5 (D01, D03, D06)
21,5 (D84, D87, D88)

A00: 25

A01: 24,5

D01, D03, D06: 24,5

D84, D87, D88: 24,5

Luật 19.5 (A00, A01, D01, D03, D06)
23 (C00)

17 (A00)
17 (A01)
21,5 (C00)
17 (D01, D03, D06)

A00: 24

A01: 22,5

C00: 27

D01, D03, D06: 22,75

Trên đây là những thông tin tuyển sinh của Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh được review.edu.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Đừng quen theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức hay và bổ ích hàng ngày bạn nhé!

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Top trường

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button