Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh (Banking University of Ho Chi Minh City) là một trong những trường đại học đứng đầu về đào tạo và nghiên cứu nhóm ngành quản lý, kinh tế, tài chính tín dụng và tiền tệ ngân hàng tại Việt Nam. Trọng điểm đào tạo nhân lực cho ngành Tài chính – Ngân hàng tại miền Nam Việt Nam. Nằm trong nhóm 4 trường đào tạo về kinh tế tốt nhất tại miền Nam Việt Nam. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin tuyển sinh chi tiết liên quan đến trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh, cùng theo dõi nhé!
Giới thiệu chung về Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh được nâng cấp từ Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng cơ sở II, thành lập ngày 16 tháng 12 năm 1976 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở II của Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng, trong giai đoạn này, là địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính khác.
Bạn đang xem bài: Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Ngày 16 tháng 12 năm 1976, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 1229/NH-TCCB về việc thành lập cơ sở II Trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo hệ đại học chuyên tu và đại học tại chức.
Ngày 03 tháng 05 năm 1980, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 149/TTg cho phép mở lớp đại học hệ chính quy tập trung về ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 29 tháng 11 năm 1986, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định 169/NH-QĐ quy định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 23 tháng 3 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 112/TTg thành lập Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó có Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân hàng, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở nhập hai trường: Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Trung học Ngân hàng III Trung ương (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh).
Ngày 09 tháng 02 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 30/1998/QĐ TTg thành lập Học viện Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng. Ngoài Học viện Ngân hàng tại Hà Nội còn có Học viện Ngân hàng Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 20 tháng 08 năm 2003, một mốc lớn trong việc khai sinh trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 174/2003/QĐ-TTg về việc thành lập trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Học viện Ngân hàng.
Ngày 19 tháng 01 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 12/2004/QĐ-TTg giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ cho trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
Chất lượng đào tạo
Kiểm định chất lượng đào tạo
Ngày 14 tháng 11 năm 2017 trường đã được hệ thống Đại học Quốc gia kiểm định và chứng nhận về chất lượng đào tạo của trường.
Năm 2019 trường đã được kiểm định và chứng nhận AUN-QA về chuyên ngành Tài chính và Ngân hàng của trường.
Nghiên cứu khoa học
Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đầu mối thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học của ngành ngân hàng ở các tỉnh phía Nam.
Trong thời gian qua, cán bộ, giảng viên của trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia nhiều chương trình khoa học cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp thành phố, cấp trường. Hợp tác nghiên cứu khoa học với các viện nghiên cứu và các trường đại học khác. Trường còn là một đầu mối của các hội thảo, tọa đàm khoa học về tiền tệ-ngân hàng, đồng thời là nơi chuyển giao các công nghệ ngân hàng cho cán bộ, nhân viên các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.
Thông tin tuyển sinh năm 2020
Thời gian xét tuyển
– Đối với phương thức tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thực hiện theo kế hoạch và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Thực hiện theo kế hoạch và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Đối với phương thức ưu tiên xét tuyển và xét học bạ theo quy chế tuyển sinh của Trường:
- Đợt 1: Nhận hồ sơ từ ngày 25/3/2021 đến ngày 25/5/2021 (Nhận trực tiếp và qua bưu điện). Trường thông báo kết quả trúng tuyển có điều kiện dự kiến trước 15/6/2021.
- Đợt 2: Theo thông báo của Trường (nếu có).
– Đối với phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia TP. HCM: Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến theo link đăng ký của Trường và nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 25/3/2021 đến ngày 25/5/2021.
– Đối với phương thức xét tuyển học bạ THPT và phỏng vấn (Áp dụng đối với Chương trình liên kết quốc tế do Đại học đối tác cấp bằng):
- Đợt 1: 1/3 đến 31/5.
- Đợt 2: 1/6 đến 30/6.
- Đợt 3: 1/7 đến 10/7.
- Đợt 4: 11/7 đến 20/7.
- Đợt 5: 21/7 đến 31/7.
- Đợt 6: 1/8 đến 10/8.
Hồ sơ xét tuyển
– Đối với phương thức tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thực hiện theo kế hoạch và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Thực hiện theo kế hoạch và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Đối với phương thức ưu tiên xét tuyển và xét học bạ theo quy chế tuyển sinh của Trường:
- Phiếu đăng ký xét tuyển (Sau khi đăng ký xét tuyển trực tuyến thành công, thí sinh in phiếu đăng ký và ký tên lên phiếu).
- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân (bản photo chứng thực).
- Chứng nhận đối tượng ưu tiên (bản photo chứng thực) (nếu có).
- Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế (bản photo chứng thực) (nếu có).
- Giấy chứng nhận đạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi, kỳ thi Olympic, Quốc gia, cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (bản photo chứng thực) (nếu có).
- Lệ phí xét tuyển: 100.000 đồng/nguyện vọng.
Trường hợp thí sinh chưa tốt nghiệp THPT: Nộp học bạ hoặc phiếu điểm có kết quả học tập của 3 học kỳ: Học kỳ 1, Học kỳ 2 lớp 11 và Học kỳ 1 lớp 12 (bản photo công chứng), có xác nhận của trường THPT. Nhà trường sẽ yêu cầu thí sinh nộp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và học bạ đầy đủ 3 năm học THPT (bản photo chứng thực) và các hồ sơ khác theo quy định vào thời điểm trúng tuyển va làm thủ tục xác nhận nhập học.
Trường hợp thí sinh đã tốt nghiệp THPT: Nộp bằng tốt nghiệp THPT và học bạ đẩy đủ 3 năm học THPT (bản photo chứng thực).
– Đối với phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia TP. HCM:
- Phiếu đăng ký xét tuyển (Sau khi đăng ký xét tuyển trực tuyến thành công, thí sinh in phiếu đăng ký và ký tên lên phiếu);
- Học bạ nguyên cuốn (bản photo chứng thực), trường hợp chưa có học bạ thí sinh nộp bảng điểm có xác nhận của trường kèm theo giấy cam kết bổ sung học bạ bản photo chứng thực;
- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân (bản photo chứng thực).
- Lệ phí xét tuyển: 100.000 đồng/nguyện vọng.
– Đối với phương thức xét tuyển học bạ THPT và phỏng vấn (Áp dụng đối với Chương trình liên kết quốc tế do Đại học đối tác cấp bằng):
- Đơn dự tuyển (Nhận trực tiếp tại Phòng tuyển sinh quốc tế – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM hoặc download Đơn tại website http://saigonisb.buh.edu.vn/cunhan/cu-nhan-quoc-te/);
- Bản sao bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (01 bản tiếng Việt có công chứng và 01 bản tiếng Anh có công chứng);
- Học bạ nguyên cuốn (01 bản tiếng Việt có công chứng và 01 bản tiếng Anh có công chứng), trường hợp chưa có học bạ thí sinh nộp bảng điểm có xác nhận của Trường kèm theo giấy cam kết bổ sung học bạ bản photo chứng thực;
- Chứng chỉ tiếng Anh (Nếu có);
- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân (01 bản tiếng Việt có công chứng);
- 04 tấm hình 3×4 (Hình thẻ chụp không quá 06 tháng).
- Lệ phí xét tuyển : 500.000 đồng/hồ sơ.
Đối tượng tuyển sinh
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT(theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên).
Phạm vi tuyển sinh
- Tuyển sinh trong phạm vi cả nước.
Phương thức tuyển sinh
- Phương thức 1: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT năm 2021.
- Phương thức 3: Ưu tiên xét tuyển và xét học bạ theo quy chế xét tuyển của Trường.
- Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực.
- Phương thức 5: Phương thức xét tuyển học bạ THPT và phỏng vấn (áp dụng đối với Chương trình liên kết quốc tế do Đại học đối tác cấp bằng).
Học phí
– Học phí Chương trình Đại học chính quy: 4.900.000 đ/học kỳ (Năm học 2020 – 2021).
– Học phí Chương trình Đại học chính quy chất lượng cao: 16.750.000 đ/học kỳ (Năm học 2020 – 2021).
– Học phí Chương trình Đại học chính quy quốc tế song bằng và học phí chương trình liên kết đào tạo quốc tế do Đại học đối tác cấp bằng như sau:
+ Tổng học phí tối đa: 212,5 triệu đồng/Toàn khóa học (Đã bao gồm học phí tiếng Anh, chương trình chính khóa, kỹ năng mềm, …).
+ Sinh viên học 8 học kỳ: học phí trung bình 25.000.000 đ/học kỳ.
+ Học phí được tính theo số tín chỉ sinh viên đăng ký học trên mỗi học kỳ và ổn định trong toàn khóa học.
Cách ngành tuyển sinh năm 2020
Ngành đào tạo | Mã ngành | Tổ hợp môn xét tuyển | Chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển |
Chương trình đại học chính quy chất lượng cao:
– Tài chính – ngân hàng – Kế toán – Quản trị kinh doanh |
7340001 | A01; A01; D01; D07 | UTXT và học bạ: 290
KQ thi THPT: 570 ĐGNL: 90 |
Chương trình đại học chính quy quốc tế song bằng:
– Quản trị kinh doanh (ĐH Bolton – Anh Quốc và ĐH Ngân hàng TP HCM mỗi bên cấp một bằng cử nhân) – Bảo hiểm – Tài chính – Ngân hàng (ĐH Toulon – Anh Quốc và ĐH Ngân hàng TP HCM mỗi bên cấp một bằng cử nhân) |
7340002 | A01; A01; D01; D07 | UTXT và học bạ: 85
KQ thi THPT: 80 |
Chương trình đại học chính quy chuẩn | |||
Tài chính – ngân hàng
+ Chuyên ngành Tài chính + Chuyên ngành Ngân hàng + Chuyên ngành Công nghệ tài chính |
7340201 | A00; A01; D01; D07 | KQ thi THPT: 685
KQ thi đánh giá năng lực: 60 |
Quản trị kinh doanh
+ Chuyên ngành Quản trị kinh doanh + Chuyên ngành Digital Marketing + Chuyên ngành Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng |
7340101 | A00; A01; D01; D07 | KQ thi THPT: 260
KQ thi đánh giá năng lực: 30 |
Kế toán (Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán) | 7340301 | A00; A01; D01; D07 | KQ thi THPT: 210
KQ thi đánh giá năng lực: 30 |
Kinh tế quốc tế | 7310106 | A00; A01; D01; D07 | KQ thi THPT: 210
KQ thi đánh giá năng lực: 30 |
Luật kinh tế | 7380107 | A00; A01; C00; D01 | KQ thi THPT: 150
KQ thi đánh giá năng lực: 30 |
Hệ thống thông tin quản lý
+ Chuyên ngành Hệ thống thông tin doanh nghiệp và chuyển đổi số + Chuyên ngành Quản trị thương mại điện tử + Chuyên ngành Khoa học dữ liệu trong kinh doanh |
7340405 | A00; A01; D01; D07 | KQ thi THPT: 200
KQ thi đánh giá năng lực: 30 |
Ngôn ngữ Anh (Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại) | 7220201 | A01; D01; D14; D15 | KQ thi THPT: 200
KQ thi đánh giá năng lực: 40 |
Chương trình liên kết đào tạo quốc tế do đại học đối tác cấp bằng | |||
Quản trị kinh doanh (Do Đại học Bolton Anh Quốc cấp bằng)
Quản trị kinh doanh chuyên ngành Quản lý chuỗi cung ứng (Do Đại học Bolton Anh Quốc cấp bằng) |
Phương thức xét tuyển học bạ THPT và phỏng vấn | 235 | |
Bảo hiểm – Tài chính – Ngân hàng
(Do Đại học Toulon – Pháp cấp bằng) |
Điểm trúng tuyển vào các ngành năm 2020
Điểm chuẩn của trường Đại học Ngân hàng TP. HCM như sau:
Ngành đào tạo | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |
Xét theo KQ thi THPT | ||||
Chương trình CLC
– Tài chính – Ngân hàng – Kế toán – Quản trị kinh doanh |
18.00 | 20,15 | 22,30 | |
Chương trình đại học chính quy quốc tế cấp song bằng
– Quản trị kinh doanh – Bảo hiểm – Tài chính – Ngân hàng |
– | 15,56 | 22,30 | |
Tài chính – Ngân hàng | 19.10 | 21,75 | 24,85 | |
Kế toán | 19.50 | 21,90 | 24,91 | |
Quản trị kinh doanh | 20.00 | 22,50 | 25,24 | |
Kinh tế quốc tế | 20.60 | 22,80 | 25,54 | |
Hệ thống thông tin quản lý | 18.6 | 21,20 | 24,65 | |
Luật Kinh tế | 18.7 | 21,30 | 24,75 | |
Ngôn ngữ Anh | 20.2 | 22,30 | 24,44 |
Trên đây là những thông tin tuyển sinh của Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh được review.edu.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Đừng quen theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức hay và bổ ích hàng ngày bạn nhé!
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Top trường