Đất hiếm là đất gì? Việt Nam có đất hiếm không? Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc gần đây. Cùng đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Đất hiếm là đất gì?
Đất hiếm (nguyên tố đất hiếm – REE – Rare Earth Element) là một nhóm 17 loại vật chất có mặt trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, có từ tính và tính điện hóa đặc biệt.
Bạn đang xem bài: Đất hiếm là gì? Việt Nam có đất hiếm không?
Đất hiếm gồm các nguyên tố (xếp theo thứ tự alphabet): Cerium (Ce); Dysprosium (Dy); Erbium (Er); Europium (Eu); Gadolinium (Gd); Holmium (Ho); Lanthanum (La); Lutetium (Lu); Neodymium (Nd); Praseodymium (Pr); Promethium (Pm); Samarium (Sm); Scandium (Sc); Terbium (Tb); Thulium (Tm); Ytterbium (Yb) và cuối cùng là Yttrium (Y).
Vai trò của đất hiếm
Các nguyên tố này có vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong sản xuất các loại thiết bị và linh kiện trong các ngành giao thông, hóa lọc dầu, công nghệ thông tin, y khoa, luyện kim, sản xuất vũ khí… nhiều lĩnh vực khác. Chính vì vậy, đất hiếm được gọi là “vitamin của nền công nghiệp hiện đại”.
Đất hiếm có thực sự hiếm
Trong đó Cerium với hàm lượng là 68 phần triệu (ppm – part per million) là nguyên tố có nhiều nhất. Thulium và Lutetium là loại có ít nhất nhưng hàm lượng cũng cao gấp 200 lần so với hàm lượng của vàng trong tự nhiên.
Chỉ có Promethium với số lượng khoảng 570g trong toàn bộ lớp vỏ Trái đất mới cực hiếm. Tuy nhiên, nguyên tố này có thể sản xuất nhân tạo với số lượng lớn.
Đất hiếm phân bố ở khắp nơi trên bề mặt vỏ Trái đất nhưng với trữ lượng thấp, việc khai thác gặp nhiều khó khăn và chi phí đắt đỏ.
Ngoài ra, hoạt động khai thác đất hiếm còn thải ra các sản phẩm phụ gốc kim loại, gây ô nhiễm nguồn nước, tàn phá môi trường.
Có đến 13 quốc gia trên thế giới có nhiều đất hiếm, trong đó Việt Nam với 22 triệu tấn, xếp ở vị trí thứ 2 cùng với Brazil. Nước có nhiều đất hiếm nhất là Trung Quốc với 44 triệu tấn.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Là gì