Biểu mẫu

Định nghĩa trợ từ là gì? Thán từ là gì?

Trong tiếng Việt có nhiều loại từ có tác dụng để nhấn mạnh, hỗ trợ hoặc giải thích thêm nghĩa cho các thành phần khác trong câu. Trong đó, trợ từ và thán từ là 2 loại từ thường được sử dụng nhất. Hãy cùng thư viện hỏi đáp tìm hiểu trợ từ là gì? Thán từ là gì? Phân loại và tác dụng của từng loại trong bài viết này với Cmm.edu.vn nhé !

Ví dụ tác dụng của trợ từ

Bạn đang xem bài: Định nghĩa trợ từ là gì? Thán từ là gì?

Định nghĩa trợ từ là gì?

a – Định nghĩa thế nào là trợ từ

Trợ từ là những từ ngữ đi kèm, kết hợp với những từ ngữ khác trong câu có tác dụng để nhấn mạnh hoặc để biểu lộ sự đánh giá, nhận xét, giải thích về sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

b – Vị trí trợ từ 

Trợ từ thường đứng ở đầu câu ( sau trợ từ thường có dấu chấm than) hoặc ở giữa câu.

c – Ví dụ về trợ từ

Ví dụ 1: Bạn Lan có dọn vệ sinh lớp học nhưng dọn chưa kỹ. 

Trợ từ trong ví dụ này là từ “ nhưng “ để đánh giá việc Lan dọn vệ sinh không tốt.

Ví dụ 2: Mình biết chính bạn Nam là người xả rác.

Trợ từ “chính” để nhấn mạnh người xả rác là bạn Nam

Ví dụ 3: Nó ăn những 3 cái bánh bao

Trợ từ “ những “ để nhấn mạnh người đó ăn nhiều hơn mức bình thường.

d – cCác trợ từ trong tiếng việt

Trợ từ được chia thành 2 loại gồm:

  • Trợ từ dùng để nhấn mạnh cho một hành động, sự vật, sự việc được nói đến trong câu, gồm các từ như cái, những, thì, mà, là
  • Trợ từ dùng để biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc, gồm các từ như ngay, chính, đích

Trợ từ là gì? Thán từ là gì trong Tiếng Việt? cho ví dụ và bài tập áp dụng

Định nghĩa thán từ là gì?

a – Định nghĩa 

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng ( vui, buồn, giận, phấn khích) của người nói hoặc dùng để gọi đáp ( gọi đáp là một trong những thành phần tình thái trong câu.

b – Thán từ thường đứng ở vị trí nào trong câu

  • Thán từ thường đứng ở đầu câu hoặc ở giữa câu.
  • Nhiều trường hợp đặc biệt thán từ có thể được tách riêng thành một câu đặc biệt. 

c – Phân loại thán từ 

Thán từ gồm mấy loại chính : Thán từ được chia thành 2 loại chính gồm bên dưới 

  • Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói, thường có các từ như than ôi, trời ơi, chao ôi, à, ô hay, ơ, ái
  • Thán từ gọi đáp thường dùng trong giao tiếp hằng ngày, thường có các từ như vâng, ạ, dạ, thưa, này, ơi

d – Ví dụ thán từ 

  • Ô hay, sao giờ mày chưa đi học ( Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên)
  • Vâng ạ, con sẽ đi quét nhà ( dùng để trả lời)
  • Ôi, nóng quá! ( Bộc lộ cảm xúc của bản thân)
  • Trời ơi! Điện thoại của tôi bị hỏng rồi ( bộc lộ cảm xúc nuối tiếc)

Thán từ là gì? Trợ từ là gì? Phân biệt phó từ, trợ từ và thán từ

Bài tập trợ từ, thán từ 

Đề bài tập 1: Trong các câu dưới đây, từ nào ( trong các từ in đậm) là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ?

  1. a) Chính thầy Hiệu Trưởng đã tặng tôi quyển sách này.
  2. b) Chị Dậu là nhân vật chính trong tác phẩm “ Tắt đèn”
  3. c) Ngay tôi cũng không biết đến việc này.
  4. d) Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết.
  5. e) Cha tôi công nhân.
  6. g) Cô ấy đẹp ơi đẹp
  7. h) Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời thiếu niên.
  8. i) Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

Đáp án bài tập 1

Câu a: Từ “ những” là trợ từ có tác dụng để nhấn mạnh người tặng cuốn sách là thầy Hiệu Trưởng.

Câu b: Từ “chính” không phải là trợ từ.

Câu c: Từ “Ngay” là trợ từ có tác dụng giải thích về sự việc đó.

Câu d: Từ “ngay” không phải là trợ từ.

Câu e: Từ “” cũng là một từ đơn bình thường.

Câu g: Từ “” là trợ từ để nhấn mạnh vẻ đẹp của cô ấy.

Câu h: Từ “ những” không là trợ từ

Câu i: Từ “ những “ là trợ từ.

Bài tập 2: Chỉ ra thán từ trong các câu sau đây:

  1. a) Đột nhiên ông lão bảo tôi:

Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.

  1. b) Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình như thế là sung sướng.

Đáp án bài tập 2:

Câu a:

Thán từ “Này” dùng để gọi đáp

Thán từ “À” dùng để bộc lộ cảm xúc.

Câu b:

Thán từ “vâng” dùng để xưng hô.

Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi thán từ là gì? trợ từ là gì? Vị trí, tác dụng, ví dụ chi tiết và đầy đủ nhất.

Đánh Giá

9.7

100

Hướng dẫn oke ạ !

User Rating: 5 ( 1 votes)

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Biểu mẫu

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button