Văn mẫu lớp 6

Em hãy nêu bài học rút ra từ chuyện cổ tích Cây khế

Em hãy nêu bài học rút ra từ chuyện cổ tích Cây khế (3 mẫu)

Với 3 bài văn Em hãy nêu bài học rút ra từ chuyện cổ tích Cây khế sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý từ đó biết cách viết bài tập làm văn lớp 6.

Bạn đang xem bài: Em hãy nêu bài học rút ra từ chuyện cổ tích Cây khế

Em hãy nêu bài học rút ra từ chuyện cổ tích Cây khế

Em hãy nêu bài học rút ra từ chuyện cổ tích Cây khế – mẫu 1

Người xưa có câu:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Ý muốn nói, anh em ruột thịt là khối gắn kết không thể tách bỏ, song trên thực tế không phải bất cứ anh em nào cũng đoàn kết yêu thương lẫn nhau, mà vẫn tồn tại sự đấu đã, tranh giành các lợi ích vật chất mà quên đi giá trị thật sự của tình anh em. Cây khế vẽ nên một hiện thực như thế, người anh vì tài sản cha mẹ để lại mà trở mặt với người em ruột thịt của mình. Không đoái hoài đến sống chết của người em, đồng tiền chi phối lương tâm của người anh, vắt kiệt đi tính người trong họ. Tác giả nhận thấy được điều đó nên đã lên tiếng tố cáo người anh nói riêng, và một bộ phận người nói chung vì tiền mà quên cả tình thân. Người anh trai giờ đây đã có vợ, anh ta quên hết cả người em ruột thịt mà ngang nhiên lấy đi hết tài sản, vun vén cho hạnh phúc riêng của mình, chẳng hề đắn đo chỉ đề lại cho người em túp lều nhỏ và một cây khế ra quả ăn nơi góc vườn. Tình anh em thiêng liêng nay lại bị xếp sau giá trị vật chất tầm thường. Vì vậy, câu chuyện muốn gửi lời răn đe đến độc giả, đừng để đồng tiền làm mờ mắt mà quên đi những giá trị đích thực, một ngày nào đó tiền cũng có thể hết song tình thân sẽ luôn tồn tại bên cạnh chúng ta. Đừng như người anh trong câu chuyện, đến lúc đánh mất rồi mới cảm thấy nuối tiếc.

Em hãy nêu bài học rút ra từ chuyện cổ tích Cây khế (3 mẫu)

Em hãy nêu bài học rút ra từ chuyện cổ tích Cây khế – mẫu 2

Truyện cổ tích Cây khế là truyện dân gian nổi tiếng với những ý nghĩa, bài học sâu sắc trong đạo làm người. Người em vì bản tính lương thiện, không ganh ghét đố kị, lại yêu thương muôn loài nên đã được chim thần trả vàng và có cuộc sống sung túc. Người anh vì độc ác tham lam nên tự mình đẩy mình vào chỗ chết. Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người. Câu chuyện ăn khế trả vàng không những thể hiện niềm tin của nhân dân về đạo lí “ở hiền gặp lành” mà còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này. Có thể nói đây chính là bài học đắt giá trong việc giáo dục con người và hướng chúng ta đến với lẽ sống cao đẹp.

Em hãy nêu bài học rút ra từ chuyện cổ tích Cây khế – mẫu 3

Cây khếlà một trong những truyện cổ tích tiêu biểu cho tư tưởng “ Ở hiền gặp lành” của nhân dân ta. Sống trên đời ta nên biết thế nào là vừa đủ, nên hài lòng với những gì ta có thay vì tham lam những thứ không phải là của mình. Bản tính quá tham lam nên khi nghe đến ăn khế trả vàng thì người anh vô cùng mừng rỡ muốn được giàu có nên đã đổi nhà lấy cây khế để mong được đi theo chim đến hòn đảo vàng bạc, nhưng người anh không ngờ rằng chính vì bản tính tham lam của mình nên đã bị rơi xuống vực thảm. Hậu quả người anh nhận lấy không phải vì chim đã nghiêng cánh hất xuống mà vì lòng tham, chim đã cố gắng nhắc nhở nhưng người anh không hề nghe vẫn muốn giữ lại tất cả. Nếu chịu bỏ đi một phần tiền vàng thì người anh đã có thể sống sót, nhưng chỉ vì tham lam mà anh ta đã phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình, một cái giá quá đắt mà cho đến cuối cùng anh ta cũng không nhận được bất cứ thứ gì. hi lòng tham của con người ta nổi lên, thì thật đáng sợ, sẽ bất chấp làm mọi thứ chỉ để có được thứ mình mong muốn, cụ thể ở đây chính là tiền của. Hình ảnh túi ba gang tượng trưng cho sự cân bằng trong cuộc sống, tiền của là vật ngoài thân, chỉ cần vừa đủ là được. Quá ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân minh, suy nghĩ thiển cận khiến con người ta không còn quan tâm đến giá trị tinh thần cao cả, không còn biết tính toán lâu dài. Sự tham lam nuốt chửng lấy chính tâm hồn của con người, và sau cùng có thể là cả tính mạng. Bởi vậy, cây khế được viết ra là để phê phán những kẻ sống tham lam ích kỉ, chỉ muốn nhận chứ không bao giờ muốn cho đi, đồng thời là lời cảnh báo cho tất cả mọi người, nếu quá tham lam tiền của thì sẽ phải trả giá thật đắt. Khi chim lạ đến ăn khế, câu nói của chim chính là điểm đáng chú ý nhất để lại nhiều suy nghĩ trong người đọc: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng”. Người em tốt bụng chỉ nghĩ chim nói vậy để được ăn khế thôi, nên cũng không suy nghĩ đến chuyện chim sẽ thực hiện đúng lời hứa của mình. Nhưng thật bất ngờ khi mấy hôm sau chim đã quay lại và đưa người em đến hòn đảo vàng bạc như đúng là lời hứa mà chim đã nói vậy. Đó là một điều đáng khen ngợi về đức tính biết giữ lời hứa và trả ơn cho người đã giúp đỡ mình.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 6

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button