Là gì

Hallyu là gì? – Cmm.edu.vn

Hallyu hay Hàn lưu có nghĩa là “Làn sóng Hàn Quốc”, là cụm từ gọi để nói về sự nổi tiếng nhanh chóng của Hàn Quốc và các sản phẩm của quốc gia này tại Trung Quốc và các nước khác trên thế giới. Cách gọi này bắt nguồn từ một số nhà báo ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Hiện nay “Làn sóng Hàn Quốc” thông qua K-pop và phim truyền hình đang lan tỏa ở nhiều nước khắp châu Á và cả trên thế giới.

Bạn đang xem bài: Hallyu là gì? – Cmm.edu.vn

Nếu như bạn là fan hâm mộ của một ca sĩ, diễn viên hay những bộ phim tình cảm lãng mạn của Hàn Quốc thì người ta gọi đó là làn sóng Hallyu hay còn gọi là làn sóng Hàn Quốc.

Từ “Hàn lưu” còn được dùng để nói đến sự đi lên của nền kinh tế Hàn Quốc với sự nổi lên của các tập đoàn đa quốc gia như Samsung, LG, Lotte và Hyundai.

Hallyu la gi 1

Thành công từ làn sóng Hallyu

Làn sóng Hàn bắt đầu với việc Hàn quốc xuất khẩu các sản phẩm phim truyền hình ra khắp Đông và Đông Nam Á như Trái tim mùa thu, Bản tình ca mùa đông và Nàng Dae Jang Geum… Các bộ phim nổi tiếng này nhanh chóng kéo theo sự nổi tiếng của tiếng Hàn, âm nhạc đại chúng Hàn Quốc (gọi tắt K-pop), ẩm thực Hàn Quốc…

Trải qua hơn 10 năm phát triển, làn sóng Hallyu, đã đưa Hàn Quốc trở thành một trung tâm mới về các sản phẩm có nội dung văn hóa và trở thành một trong top 10 nước xuất khẩu văn hóa hàng đầu thế giới.

Nếu như trước đây làn sóng Hallyu Hàn Quốc chỉ phát triển mạnh tại khu vực Châu Á, thì nay làn sóng đó đã lan ra khắp thế giới. Các ngôi sao Hàn ngày càng trở nên rất nổi tiếng, khuấy đảo thị trường giải trí châu Á, với lượng fan khổng lồ ở khắp Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ…

Làn sóng Hàn Quốc đã khiến cho khán giả ngày càng dành nhiều sự quan tâm đến Hàn Quốc, đồng thời giúp đất nước này thu hút được rất nhiều khách du lịch từ các nước đến tham quan.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Là gì

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button