Hatha Yoga là gì? Hatha Yoga có thật sự sẽ giúp nâng cao tần số rung động, giúp bạn thu hút về ánh sáng, bình an và hạnh phúc cho cuộc sống của mình hay không? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Cmm.edu.vn nhé.
Bạn đang xem bài: Hatha Yoga Là Gì? 5 Tư Thế Hatha Yoga Bạn Không Nên Bỏ Qua
Advertisement
Yoga là gì? Các loại Yoga
Yoga là phương pháp tập luyện giúp nâng cao sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Advertisement
Cụ thể hơn, việc luyện tập Yoga đòi hỏi sự kiên nhẫn và tập trung cao, các bài tập chủ yếu dựa trên nguyên tắc cơ bản là kiểm soát hơi thở và giữ cơ thể ở một tư thế trong khoảng thời gian nhất định.
Ngoài ưu điểm là giúp cơ thể dẻo dai, Yoga còn giúp nâng cao trí tuệ, khai sáng được tâm thức của người tập và nâng dậy chân phúc sẵn có trong họ.
Advertisement
Dưới đây là một số hình thức Yoga phổ biến thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng Yogi:
- Hatha Yoga
- Iyengar Yoga
- Kundalini
- Ashtanga Yoga
- Vinyasa Yoga
- Bikram Yoga
- Yin Yoga
- …
Hatha Yoga là gì?
Định nghĩa Hatha Yoga
Hatha Yoga là một nhánh, hay một phái của bộ môn Yoga. Hatha Yoga tập trung chủ yếu vào những sự liên kết vật lý các chi của thể và kỹ thuật hơi thở, nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, nâng cao sức bền và độ dẻo dai cho người tập.
Hatha Yoga là hình thức tập luyện được các chuyên gia đánh giá là phù hợp cho người mới tập. bởi các tư thế trong Hatha Yoga phần lớn đều được thực hiện một cách chậm rãi và nhẹ nhàng.
Một số nhánh trong Hatha Yoga
Hatha flow Yoga là gì?
Hatha flow Yoga là một nhánh nhỏ trong hình thức tập luyện của Hatha Yoga. Hatha flow Yoga tập trung chủ yếu vào sự di chuyển nhịp nhàng của các chi trong một động tác cũng như quá trình quan sát, điều chỉnh nhịp thở sao cho phù hợp.
Chính vì lý do đó, mà Hatha flow Yoga là sự lựa chọn hoàn hảo cho những yogi mới bắt đầu.
Hatha dynamic Yoga là gì?
Hatha dynamic Yoga là cũng là một nhánh nhỏ trong Hatha Yoga.
Tuy nhiên, khác với Hatha flow Yoga, Hatha dynamic Yoga đòi hỏi một sự tập trung nhất định từ người tập trong quá trình thực hiện động tác, bởi các động tác trong Hatha dynamic Yoga phải được giữ trong một khoảng thời gian nhất định, chính vì vậy sẽ khiến người tập tiêu hao nguồn năng lượng lớn.
Hatha power Yoga là gì?
Hatha power Yoga là hình thức tập luyện đòi hỏi sức bền và ý chí mạnh mẽ của các Yogi, bởi các tư thế được thực hiện trong bộ môn này sẽ khiến người tập phải tiêu hao một nguồn năng lượng lớn.
Yêu cầu kỹ thuật của hình thức Hatha power Yoga cũng cao hơn so với hai hình Hatha Yoga trên. Chính vì thế, bộ môn này phù hợp với các yogi có thể trạng sức khỏe tốt, không mắc bệnh nền.
Nguồn gốc của Hatha Yoga
Hatha Yoga là bộ môn có nguồn gốc từ Ấn Độ. Trong đó, từ “ha” đại diện cho năng lượng của mặt trời, còn từ “tha” đại diện cho năng lượng của mặt trăng.
Như vậy phương pháp Hatha chính là sự kết hợp giữa năng lượng mặt trời và năng lượng mặt trăng, tượng trưng cho một bản thể trọn vẹn với sự cân bằng về mặt trí tuệ và cảm xúc.
Hatha Yoga còn là triết lý sống giúp kết nối, đưa ý thức con người tìm về với bản thế ánh sáng bên trong mình.
8 chi của Hatha Yoga
Theo Patanjali Maharishi – cha đẻ của cuốn sách kinh điển về triết lý sống của Hatha Yoga, thì bộ môn này bao gồm 8 chi (hoặc 8 ngã):
Yamas
Chi Yamas tập trung vào tần số rung động của môi trường và các mối quan hệ xung quanh. Nó được nhận định dựa trên các tiêu chí:
- Ahimsa (không làm tổn thương người khác)
- Satya (Sống chân thành)
- Asteya (Không có tâm trộm cắp)
- Bramacharya (Khiêm tốn)
- Aparigraha (Hào phóng)
Niyamas
Chi Niyamas tập trung vào mối quan hệ giữa người tập với chính bản thân mình. Nó được nhận định dựa trên các tiêu chí:
- Sauca (Sự trong sạch)
- Santosa (Sự mãn nguyện)
- Tapas (Tự giác)
- Svadhyaya (Tự học)
- Isvara Pranidhana (Thiêng liêng)
Asanas
Chi Asanas bao gồm các động tác giúp nâng cao khả năng tập trung và tự kỷ luật. Các tư thế này thường sẽ yêu cầu người tập phải kiểm soát, giữ yên cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
Pranayama
Chi Pranayama là hệ thống các kỹ thuật kiểm soát hơi thở giúp người tập tự đưa ý thức của mình đi vào bên trong, về với thời khắc thực tại.
Pratyahara
Chi Pratyahara giúp người tập trung vào các giác quan, sự quan sát bằng cái tâm của mình đối với những sự vật, sự việc đang diễn ra xung quanh mình. Hình thức này khiến các Yogi có thể nhìn thấy, nhận diện được tâm “thèm muốn” của bản thân và quản chế nó.
Dharana
Chi Dharana giúp người tập có thể đưa tâm mình trở lại với sự tập trung sau khi đã trải nghiệm phiền não khi quan sát những yếu tố bên ngoài.
Dhyana
Chi Dhyana tập trung đưa người tập trải nghiệm quá trình quan sát với ý thức tỉnh, tức là vừa có thể nhận định được những gì xảy ra xung quanh, vừa có thể quan sát, kiểm soát được tâm trí trong thời khắc hiện tại của mình.
Samadhi
Chi Samadhi được xem là cảnh giới cao nhất của triết lý Hatha Yoga, nhằm diễn tả trạng thái ý thức con người bước vào một chu kì một hoàn toàn mới, được khai sáng và rộng mở hơn.
Khi này họ sẽ nhìn thấy sự hòa quyện tuyệt vời trong thế giới vật chất theo thuyết “một là tất cả, tất cả là một”
Lợi ích của Hatha Yoga là gì?
Tập Yoga có tác dụng gì? Cụ thể là Hatha Yoga có tác động như thế nào lên thân-tâm-trí của Yoga practioner?
Hatha Yoga là hình thức tập luyện thu hút được sự quan tâm của cộng đồng Yogi trên thế giới. Bởi trải nghiệm mà nó mang lại đều giúp con người khai sáng được bản thể hoàn toàn mới bên trong chính bản thân mình.
Hatha Yoga giúp người tập trải nghiệm được trạng thái cân bằng giữa cảm xúc và trí tuệ, làm giảm tắt các vùng luân xa đang bị đè nén bởi năng lượng tiêu cực.
Hatha Yoga còn giúp người tập cải thiện đáng kể thể trạng và sức bền của mình thông qua hệ thống các động tác từ dễ đến khó với cường độ tập tăng lên mỗi ngày.
Các tư thế Hatha Yoga
Dưới đây là một số tư thế Hatha Yoga cơ bản cùng clip hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu:
Lưu ý khi tập Hatha Yoga
Bạn cần lưu ý những yếu tố sau để tránh những tổn thương về mặt thể chất xảy ra trong lúc luyện tập:
- Địa điểm luyện tập ở nơi thoáng mát, có bề mặt phẳng và đủ ánh sáng.
- Nên tập trước khi ăn hoặc sau khi ăn 1 tiếng. Trong lúc tập cần lưu ý mang theo nước và khăn.
- Không nên tập luyện với cường độ cao trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt 3 tháng đầu, không nên tự ý tập Hatha Yoga theo các bài giảng trên mạng.
- Người tập nên quan sát phản ứng của cơ thể trong lúc tập để điều chỉnh cường độ tập cũng như thời gian của mỗi hiệp một cách hợp lý, khoa học.
Xem thêm:
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đọc đã biết đượcHatha Yoga là gì và những tác dụng mà Hatha Yoga mang lại cho đời sống của chúng ta cũng như những tư thế Yoga tốt cho chuyện phòng the. Nếu thấy hữu ích hãy Like và Share bài viết để ủng hộ Cmm.edu.vn nhé!
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp