Tổng hợp

Hoán Dụ Là Gì Và Cách Phân Biệt Hoán Dụ Và ẩn Dụ Cơ Bản Nhất

Trong các tác phẩm văn học hay thơ ca Việt Nam việc sử dụng các biện pháp tu từ là một cách để thể hiện những ẩn ý của tác giả và hoán dụ cũng là một trong số đó. Nếu bạn đang có thắc mắc hoán dụ là gì và làm thế nào để nhận biết hoán dụ thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Cmm.edu.vn nhé.

Hoán dụ là gì?

Định nghĩa hoán dụ là gì?

Hoán dụ còn được định nghĩa một cách đơn giản là phương pháp gọi tên hiện tượng, sự vật, khái niệm này bằng tên hiện tượng, sự vật, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Bạn đang xem bài: Hoán Dụ Là Gì Và Cách Phân Biệt Hoán Dụ Và ẩn Dụ Cơ Bản Nhất

Advertisement

Ví dụ về hoán dụ

Để hiểu rõ hơn về biện pháp tu từ hoán dụ thì hãy theo dõi ví dụ dưới đây được Cmm.edu.vn đưa ra nhé.

Đầu xanh có tội tình gì

Advertisement

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Advertisement

Trong hai câu thơi trên, nhà thơ Nguyễn Du dùng từ “đầu xanh” với ý chỉ tuổi trẻ, từ “má hồng” để chỉ người con gái đẹp. cả hai từ này đều dùng để chỉ nhân vật Thúy Kiều. Đây là trường hợp sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ trong thơ ca Việt Nam.

hoan du la gi

Tác dụng của phép hoán dụ là gì?

Biện pháp tu từ hoán dụ có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được nói đến trong thơ ca, văn học. Tuy nhiên trên thực tế thì các đặc điểm nghệ thuật của biện pháp hoán dụ sẽ được gắn liền với bút pháp của tác giả cũng như tính chất của phong cách văn học khác nhau.

Có mấy loại hoán dụ?

Chắc hẳn đến đây bạn đã hiểu được hoán dụ là gì rồi đúng không? Một câu hỏi tiếp theo cần đi tìm câu trả lời chính là có mấy loại hoán dụ? Để có được câu trả lời thì hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây của Cmm.edu.vn bạn nhé.

Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Đây còn được hiểu là kiểu hoán dụ sử dụng các sự vật, hiện tượng cụ thể, dễ thấy, dễ hiểu, có thể sở nắm, có thể chạm vào để liên tưởng đến những cái còn mơ hồ, trừu tượng, chưa rõ nghĩa với mục đích giúp người đọc, người nghe cảm thấy dễ hiểu hơn.

Ví dụ như:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

(Ca dao)

“Một” ở đây chỉ sự đơn lẻ, đơn độc, cô độc một mình còn “ba” lại biểu thì cho số nhiều, giúp người đọc người nghe liên tưởng đến sự đoàn kết. Đây chính là một ví dụ củ thể cho kiểu hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Lấy một bộ phận để gọi cái toàn thể

Đây là khi người ta sử dụng hoán dụ lấy các bộ phận để thay thế cho cả cơ thể, dùng một mùa để thay thế cho cả một năm, dùng số ít để chỉ số nhiều, dùng thành phần để chỉ tổng thể kết cấu,…

Ví dụ:

Một trái tim lớn lao đã già từ cuộc đời

Một khối óc lớn đã ngừng sống.

(Viết về Na-dim Hít-mét – Xuân Diệu)

Cụm từ “một trái tim lớn” hay “một khối óc lớn” được dùng để thay thế cho chả con người Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người đã dành cả cuộc đời, cả trái tim và trí tuệ của mình để cống hiến và làm đẹp cho tổ quốc.

hoan du oTh5w0 012121

Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

Hiểu một cách đơn giản thì đây là cách hoán dụ mà người nói, người viết sẽ sử dụng các sự vật hiện tượng có tính bao quát hơn, không gian rộng hơn để nói về sự vật, hiện tượng bị bao trùm trong đó.

Ví dụ:

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

(Tố Hữu)

Ở trong 2 câu thơ trên có thể thấy áo nâu là một trang phục của người nông dân còn áo xanh là một loại trang phục của người công nhân. Nông thôn chỉ người sống ở nông thôn còn thị thành chỉ người sống ở thị thành. Đây chính là biểu hiện cho mối quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.

Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

Đây là phương pháp hoán dụ lấy những dấu hiệu nhận biết của sự vật, hiện tượng để thanh thế cho chính sự vật, hiện tượng đó.

Ví dụ:

Người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh

Đây là một hình ảnh hoán dụ “người đầu bạc” chỉ người đã cao tuổi, còn “kẻ đầu xanh” chỉ những người đã trẻ tuổi. Một trong những ví dụ điển hình cho kiểu hoán dụ lấy dấu hiệu nhận biết của sự vật để gọi tên sự vật.

So sánh hoán dụ và ẩn dụ

Ẩn dụ là gì?

Đã biết hoán dụ là gì rồi thì cũng nên tìm hiểu xem ẩn dụ là gì để tránh việc bị nhầm lẫn trong quá trình phân tích hay sử dụng.

Ẩn dụ có thể được định nghĩa là một biện pháp tu từ gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

Sự khác biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ là gì?

Điểm khác biệt nổi bật nhất giữa 2 biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ nằm ở chỗ ẩn dụ thường sẽ dựa trên mối quan hệ tương đồng (giống nhau) về những khía cạnh như: Phẩm chất, Hình thức, Cách thức, Chuyển đổi cảm giác.

Trong khi đó hoán dụ lại được dựa trên mối quan hệ tương cận (gần gũi), giữa Bộ phận – toàn thể, Vật chứa đựng – Vật bị chứa đựng, Cái cụ thể – Cái trừu tượng, Dấu hiệu của sự vật – Sự vật.

hoan du la gi 4

Bài tập về hoán dụ

Hãy cùng Cmm.edu.vn thực hành một số bài tập về hoán dụ để có thể nắm chắc kiến thức về biện pháp tu từ thú vị này nhé.

Bài 1: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ hoán dụ trong câu thơ sau:

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào.

(Nguyễn Bính – Tương tư)

Bài 2: Tìm và phân tích các hoán dụ trong câu thơ sau:

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

(Ca dao)

Bài 3: Tìm và phân tích các hoán dụ trong câu văn sau:

Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá

(Chế Lan Viên)

Bài 4: Tìm và phân tích các hoán dụ trong câu thơ sau:

Sen tàn cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân

(Nguyễn Du)

soan bai hoan du ngu van 6

Đáp án:

Bài 1:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào

Trong câu thơ này, hai hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông là hai hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ “người thôn Đoài” và “người thôn Đông”.

Bài 2:

Hình ảnh “áo rách” là hình ảnh hoán dụ lấy áo quần rách để thay thế cho con người nghèo khổ, còn “áo gấm” là hình ảnh ẩn dụ lấy quần áo gấm vóc để thay thế cho người giàu sang quyền quý.

Bài 3:

Hình ảnh “viên gạch hồng” được cho là hình ảnh hoán dụ lấy đồ vật để thay thế cho tinh thần thép, ý chí nghị lực phi thường của Bác Hồ vĩ đại. Còn “băng giá” là hình ảnh hoán dụ lấy đặc điểm tiêu biểu để thay thế cho mùa đông.

Bài 4:

“Sen” là hình ảnh hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng để thay thế cho mùa hạ, “cúc” cũng là hình ảnh hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng để thay thế cho mùa thu. Câu thơ của Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh 4 mùa đẹp đẽ như một cuộc đời của nàng thiếu nữ.

Xem thêm:

Trên đây là bài viết tổng hợp của Cmm.edu.vn, hy vọng bạn đã hiểu hơn về hoán dụ là gì. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy Like và Share để ủng hộ chúng mình tiếp tục phát triển và thêm nhiều bài viết thú vị nữa nhé.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button