Là gì

Huyền đề là gì? – Cmm.edu.vn

Dân gian có câu “chó khôn tứ túc huyền đề”, có thể hiểu đơn giản là chó có huyền đề ở cả 4 chân là con chó thông minh. Vậy huyền đề là gì?

Huyền đề được cho là vết tích còn lại của ngón chân cái ở loài chó. Huyền đề không có vai trò quan trọng trong việc di chuyển và đào bới của loài chó nên thường được người nuôi chó loại bỏ để tránh va đập.

Bạn đang xem bài: Huyền đề là gì? – Cmm.edu.vn

huyen de la gi 1
Bàn chân của một con chó 4 tuần tuổi. Ảnh: Eric Isselee/Shutterstock.

Tuy nhiên, trên thực tế loài chó vẫn sử dụng huyền đề của mình để giữ thức ăn chặt hơn bằng chân để nhai.

Giống chó Great Pyrenees, một giống chó chăn cừu thường có huyền đề kép trên hai chân sau và sử dụng chúng để giữ ổn định khi di chuyển trên địa hình gồ ghề, không bằng phẳng.

Các loại huyền đề theo quan niệm dân gian

Theo kinh nghiệm dân gian, huyền đề là một trong những dấu hiệu để nhận biết con chó thông minh, mang lại may mắn cho chủ nuôi.

  • Tứ quý cẩu: Cả bốn chân đều có huyền đề.
  • Lưỡng câu cẩu: Chỉ có hai huyền đề, thường ở hai chân sau hoặc hai chân trước.
  • Lục hợp cẩu: Có tất cả 6 huyền đề, trong đó gồm hai huyền đề ở mỗi chân sau và một huyền đề ở mỗi chân trước.
  • Bát long cẩu: Có tổng cộng 8 huyền đề, mỗi chân có hai huyền đề.

Một số điều thú vị về bàn chân chó

Bàn chân con chó được cấu tạo đặc biệt gồm 5 bộ phận chính: móng chân, lớp đệm ngón chân, lớp đệm xương bàn chân, huyền đề, lớp đệm cổ chân. Cấu tạo này giúp chúng dễ dàng đào bới và di chuyển trên các loại địa hình khác nhau.

Các lớp đệm ở chân chó được hình thành từ mô mỡ giúp bảo vệ các mô bên trong khi chúng đi trên địa hình gồ ghề đồng thời giúp phân biệt giữa các loại địa hình khác nhau.

Các lớp đệm ngón chân và đệm xương bàn chân có chức năng giảm xóc, giúp xương và khớp xương ở bàn chân khỏi bị ảnh hưởng khi di chuyển. Trong khi đó, lớp đệm ở cổ chân hoạt động như hệ thống phanh.

Chó các tuyến mồ hôi ở chân giúp làm mát đồng thời giúp cho lớp đệm dưới chân không quá khô.

Chó là loài động vật đi bằng đầu ngón chân, nên xương ngón chân của chúng có vai trò cực kỳ quan trọng.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Là gì

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button