Tổng hợp

Lễ Hằng thuận là gì?

Lễ Hằng thuận là một nghi lễ được nhiều nam nữ lựa chọn tổ chức khi bước vào đời sống hôn nhân. Vậy, lễ Hằng thuận là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Lễ Hằng thuận là gì?

Hiểu theo nghĩa đơn giản thì lễ Hằng thuận là lễ cưới tại chùa.

Bạn đang xem bài: Lễ Hằng thuận là gì?

Thượng tọa Thích Nhật Từ giải thích, Hằng thuận gọi đủ là “Hằng thuận chúng sinh”- lời nguyện thứ 9 của Bồ tát Phổ Hiền trong Kinh Hoa Nghiêm.

Trong văn hóa hôn nhân Phật giáo, Hằng thuận là đôi vợ chồng sống với nhau trong tinh thần hòa thuận, nhường nhịn, làm tròn trách nhiệm với gia đình và họ hàng trên cơ sở giáo lý nhà Phật.

le hang thuan 1

Nguồn gốc của lễ Hằng thuận

Người đầu tiên nghĩ đến việc tổ chức lễ cưới tại chùa là cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật (1883-1940), quê ở Hải Dương, nhiệt thành phụng sự Phật pháp, nhằm giúp thăng hoa đời sống đạo đức tâm linh của các Phật tử.

Năm 1971, Hòa thượng Thích Thiện Hòa chính thức đặt tên nghi lễ kết hôn tại chùa là lễ hằng thuận.

Ngày nay, lễ hằng thuận được tổ chức phổ biến ở nhiều ngôi chùa trên khắp cả nước.

Lễ hằng thuận được tổ chức như thế nào?

Trình tự tổ chức lễ hằng thuận ngắn gọn. Đầu tiên, chư Tăng, Ni nguyện hương, đảnh lễ Tam bảo và bạch Phật cầu nguyện, Chủ lễ nhắc lại bổn phận vợ- chồng trong Kinh Thiện Sinh, đôi vợ chồng trao nhẫn cưới, đọc lời phát nguyện, hồi hướng Tam bảo. Trình tự này diễn ra khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Các gia đình vẫn sẽ tổ chức lễ cưới truyền thống tại gia đình như bình thường. Còn tổ thức lễ Hằng thuận diễn ra trước hoặc sau lễ cưới.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button