Tổng hợp

Liên kết câu và liên kết đoạn văn là gì?

Để làm một bài văn nghị luận, văn miên tả, văn chứng minh thì các bạn cần nắm vững rất nhiều kiến thức khác nhau. Một trong số đó là cách liên kết câu và liên kết đoạn văn bằng cách sử dụng các phép liên kết nội dung và hình thức. Hãy cùng thư viện hỏi đáp ôn tập lại kiến thức này với THPT Phạm Hồng Tháinha !

Video hướng dẫn liên kết chủ đề là gì ?

Bạn đang xem bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn là gì?

Khái niệm liên kết câu và liên kết đoạn văn

Dưới đây là hướng dẫn thế nào là liên kết câu liên kết đoạn văn và định nghĩa, liên kết câu liên kết đoạn văn mới nhất :

a. Khái niệm liên kết là gì ?

Dưới đây là giải quyết câu hỏi phép liên kết là gì ? liên kết trong văn bản là gì ? Hãy cùng tham khảo nhé !

Liên kết câu và liên kết đoạn văn là sự kết nối ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết làm cho đoạn văn, văn bản có nghĩa và giúp người đọc, người nghe dễ hiểu hơn ý kiến của người viết, người nói.

Học văn 9] Phép liên kết câu và đoạn văn - Lớp Văn Cô Thu

b. Ví dụ cách liên kết câu, liên kết đoạn

Ví dụ 1

Một con quạ khát nước. Tìm mãi nó mới thấy một cái bình chứa ít nước. Nhưng cổ bình quá cao, nó không tài nào uống được. Quạ bèn đi thả từng hòn sỏi bỏ vào bình. Một lát sau nước dâng lên đến miệng bình, quả uống thỏa thuê.

Ta thấy trong ví dụ 1, các câu trong đoạn văn có tính liên kết về mặt nội dung và làm cho cả đoạn văn có ý nghĩa, người đọc có thể hiểu rõ ý nghĩa của câu chuyện kể về trí thông minh của con quạ.

Ví dụ 2

Một con quạ khát nước. Cừu liền be be toáng lên. Mèo con hé mắt nhìn. Thế rồi dế choắt tắt thở. Từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức.

Còn ví dụ 2 thì mỗi câu hướng đến một đối tượng, nội dung không liên quan gì đến nhau và người đọc sẽ không hiểu đoạn văn này đang muốn nói đến chủ đề, câu chuyện gì.

Phân loại các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn

Có hai phương diện liên kết đoạn và liên kết câu là phép liên kết nội dung và phép liên kết hình thức.  Trả lời cho các bạn có bao nhiêu phép liên kết mình xin trả lời là có 2 phé liên kết nhé !

1. Liên kết nội dung 

Trong phép liên kết nội được chia thành 2 loại chính là liên kết chủ đề và liên kết logic.

a. Liên kết chủ đề 

Là kiểu liên kết mà các đoạn văn phải phục vụ một chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ một chủ đề chung của đoạn văn. 

b. Liên kết logic

Là kiểu liên kết mà các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.

c. Những lưu ý khi sử dụng phép liên kết nội dung

  • Nếu không có liên kết lô-gic thì liên kết chủ đề bị phá vỡ.
  • Liên kết nội dung phải được trình bay theo một trình tự hợp lý như trình tự sắp xếp các đoạn văn, câu, nhiệm vụ các phần, không gian, thời gian, quy mô…

2. Liên kết hình thức

Liên kết hình thức được chia thành 4 loại gồm phép thế, phép nối, phép lặp và phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.

  • Phép lặp từ vựng: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ (các từ liên kết đoạn văn ) đã có ở câu trước.
  • Phép đồng nghĩa trái nghĩa và phép liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
  • Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước.
  • Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước đó.

Các phương thức liên kết đoạn văn ở trên mình đã tổng hợp xong các bạn hãy đọc kỹ nha !

SOẠN BÀI] LUYỆN TẬP: LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN | Soạn Văn 9

Những lưu ý khi sử dụng phép liên kết câu và liên kết đoạn văn

Có rất nhiều bạn không phân biệt hay xác định được giữa các phép liên kết đoạn, liên kết câu và sự liên kết giữa các từ, các ngữ, các vế trong một câu. Dưới đây là một vài điểm lưu ý gồm:

Lưu ý 1: Phân biệt phép liên kết câu và câu đơn

Liên kết câu và liên kết đoạn văn là liên kết giữa các câu với nhau, các đoạn với nhau chế không phải liên kết trong 1 câu cụ thể. Dưới đây là ví dụ liên kết câu và liên kết đoạn văn :

Ví dụ 1: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do!.

Ta thấy trong đoạn văn trên có 3 từ được lặp lại 2 lần là gan góc, dân tộc, năm nay. Nhưng đó không phải là phép lặp liên kết câu mà chỉ là biện pháp tu từ điệp ngữ.

Ví dụ 2: Gương mặt của mẹ tôi vẫn tươi sáng vớ đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

Ta thấy các từ ngữ như gương mặt, đôi mắt, nước da, gò má nhưng tất cả các từ này đều năm trong 1 câu nên không phải là phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng.

Ví dụ 3: Bạn có ý thức phòng dịch rất tốt và tôi cũng vậy.

Tương tự, ta thấy từ và có tác dụng liên kết 2 câu lại với nhau nhưng đây chỉ là 1 câu đơn nên không phải là phép thế, phép nối.

Nếu ta viết lại câu trên thành Bạn có ý thức phòng dịch rất tốt và. Tôi cũng vậy. Thì đây mới là phép nối.

Lưu ý 2: Cần kết hợp phép liên kết nội dung và hình thức

Cần chú ý sử dụng liên kết ở hai phương diện và có liên kết nội dung mới có liên kết hình thức.

Ví dụ: Một con quạ khát nước. Nước là một hợp chất gồm 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi. Oxi rất cần cho sự sống. Sự sống vẫn đang tiếp diễn trên hành tinh này.

Ta thấy, mỗi câu hướng đến một đối tượng khác nhau, không phục vụ một chủ đề chung nên sự lặp lại từ ngữ chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên và không có tác dụng gì và không có tính liên kết.

Giải bài tập phép liên kết câu và liên kết đoạn ngữ văn 9

Hãy luyện tập lại các kiến thức liên kết đoạn và liên kết câu bằng cách giải một vài bài tập này nha

Bài tập 1 trang 43 SGK ngữ văn 9

Câu hỏi có nội dung:

Phân tích sự liên kết về nội dung và hình thức trong các câu trong đoạn văn sau:

Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận sự thông minh, nhạy bén với cái mới (1). Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu (2). Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại không ít cái yếu (3).

Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “ thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề (4). Không nhanh chóng lấp đầy những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.(5)

Câu trả lời đầy đủ gồm:

Sự liên kết bề nội dung gồm:

Chủ đề đoạn văn: Khẳng định về điểm mạnh và điểm yếu về năng lực trí tuệ của con người Việt Nam. 

Nội dung các câu đều hướng về chủ đề ấy và được sắp xếp theo trình tự hợp lý

  • Câu 1: Khẳng định những điểm mạnh của con người Việt Nam.
  • Câu 2: Khẳng định tính ưu việt của những điểm mạnh đó.
  • Câu 3: Nêu nhận định về điểm yếu.
  • Câu 4: Phân tích những biểu hiện của thể của điểm yếu
  • Câu 5: Khẳng định nhiệm vụ cấp bách là phải khắc phục những điểm yếu ấy.

Sự liên kết về mặc hình thức gồm:

  • Câu 1 – câu 2: Sử dụng phép thế và từ ngữ liên kết là từ “ấy” để thay thế cho các từ ngữ “ thông minh, nhạy bén với cái mới”.
  • Câu 2 – câu 3: Sử dụng phép nối và từ liên kết là từ “ nhưng ” 
  • Câu 3 – câu 4: Sử dụng phép thế, từ liên kết là từ “ấy” thay thế cho từ “ cái yếu
  • Câu 4 – câu 5: Phép lặp từ vựng, từ được lặp là “ những lỗ hổng”.
  • Câu 5-  câu 1: Phép lặp từ vựngthông minh

Bài tập 2 trang 49 – 50 SKG ngữ văn 9

Câu hỏi: Chỉ ra các phép liên kết câu , liên kết đoạn trong những trường hợp sau:

a, (I) Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích tạo ra những cán bộ và công dân tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.

(II) Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.

Câu trả lời:

Phép liên kết câu

Sử dụng phép lặp: Các từ được lặp lại là trường học của chúng ta, trường học.

Các phép liên kết đoạn:

  • Phép thế: Từ như thế ở đoạn (II) thay cho câu ở cuối đoạn (I).
  • Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Gồm các từ trường học, thầy giáo, học trò.

Kết luận: Đây là câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi phép liên kết câu liên kết đoạn là gì? Phân loại và giải bài tập minh họa trong sách giáo khoa ngữ văn 9.

Một số từ khóa tìm kiếm : liên kết câu và đoạn văn,liên kết của chúng ta,liên kết câu là gì,phép liên kết câu là gì,liên kết câu liên kết đoạn văn,phép liên kết câu là j,liên kết nội dung là gì,thế nào là liên kết chủ đề,liên kết logic là gì,văn 9 ,liên kết câu trong đoạn văn,câu liên kết

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button