Là gì

Luyên thuyên, huyên thuyên hay huyên thiên đúng chính tả, hơn 90% trả lời sai

Luyên thuyên, huyên thuyên hay huyên thiên là những từ có cách đọc khá giống nhau nên thường bị nhầm lẫn khi sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Vậy, từ nào mới là đúng chính tả. Cùng đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

tu nao dung chinh ta

Bạn đang xem bài: Luyên thuyên, huyên thuyên hay huyên thiên đúng chính tả, hơn 90% trả lời sai

Huyên thiên là gì?

Trong tiếng Hán, “huyên” có nghĩa là ồn ào, còn “thiên” có nghĩa là trời.

“Nói huyên thiên” là nói ồn ào đến tận trời, thường được dùng để nói về việc một ai đó nói nhiều nhưng không có ý nghĩa, không rõ ràng.

Luyên thuyên là gì? Huyên thuyên là gì?

“Luyên thuyên” chỉ là một biến thể khẩu ngữ thô của “huyên thuyên”. Còn từ “huyên thuyên” xuất hiện do xu hướng từ láy hóa của “huyên thuyên”.

Như vậy, huyên thuyên, luyên thuyên, đều là những cách đọc biến âm của từ gốc “huyên thiên” được tạo ra do quá trình sử dụng. Dần dần những từ này được sử dụng nhiều thành ra trở nên thông dụng.

Vậy là huyên thiên mới là từ đúng chính tả.

Ngôn ngữ là do quá trình con người sử dụng nhiều tạo thành. Có những từ khác được tạo ra từ từ “gốc”, và được mọi người chấp nhận và sử dụng nhiều. Trong khi đó, những từ “gốc” vì ít sử dụng nên bị “đào thải”. Vậy nên trong trường hợp này ranh giới “sai” và “đúng” ở đây rất khó nói.

Trong tiếng Việt, có rất nhiều các cặp từ dễ bị nhầm lẫn do phát âm gần giống nhau dẫn đến sai chính tả. Có thể kể đến như sáng lạng hay xán lạn, xoay sở hay xoay xở, xuýt nữa hay xuýt nữa… các bạn tham khảo để sử dụng cho đúng chính tả nhé.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Là gì

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button