Mọi người vẫn hay nghĩ rằng kẹo ngọt không hề tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới, kẹo cũng mang lại không ít tác động tích cực đến đời sống chúng ta như bảo vệ tim mạch, giảm stress,… Hôm nay, bạn hãy cùng Trung cấp nghề nấu ăn tìm hiểu về Marshmallow – một loại kẹo vừa cung cấp lượng Protein cần thiết vừa chứa ít calo, giúp dáng đẹp, trẻ khỏe.
Marshmallow Là Gì? Bao Gồm Thành Phần Chính Nào?
Marshmallow được biết đến là một loại kẹo dẻo có độ xốp mềm, hương vị ngọt ngào, thơm ngon cùng vẻ ngoài nhiều màu sắc bắt mắt. Kẹo được làm từ nguyên liệu chính là đường, gelatin, nước, sirô ngô, hương liệu vani, đôi khi sử dụng các màu thực phẩm để tạo màu. Đặc biệt một số công thức còn cho cả trứng (albumin) cùng các gia vị thực phẩm an toàn khác vào để tăng hương vị.
Bạn đang xem bài: Marshmallow Là Gì? Cách Làm – Công Dụng Của Kẹo Xốp Marshmallow
Marshmallow ngày càng được trẻ em ưa thích với nhiều màu sắc đẹp mắt. Nguồn: Internet
Chúng ta khá ưa chuộng loại kẹo này và thường dùng để ăn vặt hoặc ứng dụng vào pha chế đồ uống, trang trí bánh gato, bánh quy xốp, bánh chocopie,… Khác với các loại kẹo ngọt khác, marshmallow không dùng đường tinh luyện mà dùng đường sucrose (hay còn gọi là đường mía) để tạo vị ngọt. Ưu điểm chính của loại đường này là cung cấp các loại khoáng chất như sắt, kali, canxi và magie và tạo được vị ngọt hoàn hảo cho kẹo.
Nguồn Gốc Của Marshmallow
Ngay từ thời Ai Cập cổ đại, người ta đã tạo ra Marshmallow từ nhựa cây Althaea Officinalis (hay còn gọi là cây Marshmallow) kết hợp với các loại hạt và mật ong tạo ra một loại kẹo thuốc để trị đau họng. Sang thời cận đại, phần lõi của thân cây Marshmallow được sử dụng để nấu với siro đường tạo thành loại kẹo mềm – dai.
Bước sang đầu thế kỷ XIX, những nhà sản xuất kẹo ở Pháp thử nghiệm phương pháp chế biến mới bằng cách trộn phần lõi thân cây Marshmallow vào lâu hơn để kẹo có độ dai và ngọt hơn. Sau đó, các nhà sản xuất nước này bắt đầu cho thêm lòng trắng trứng, tinh bột ngô, gelatin để kẹo dai hơn và cho phép tạo hình thành nhiều hình dạng khác nhau.
Ngày nay, công nghệ và công thức sản xuất kẹo Marshmallow đã khác trước rất nhiều. Kẹo Marshmallow hiện được tạo nên từ siro ngô, nước, đường, bột màu thực phẩm, vani… một số loại còn có cả trứng – được nấu sôi trong khoảng thời gian chính xác. Hỗn hợp này sẽ được trộn thêm Gelatin để làm đông, rồi mang đi làm lạnh. Kẹo sau đó sẽ được ép đùn để tạo hình dáng và phủ tinh bột ngô ngoài cùng.
Marshmallow Có Tốt Cho Sức Khỏe?
Kẹo Marshmallow có thành phần chính là gelatin nên mang đến khá nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc vóc của chúng ta. Gelatin khi tiếp xúc với nước sẽ chuyển hóa thành các acid amin giúp tạo nên collagen tự nhiên trong cơ thể đồng thời cải thiện tình trạng của hệ xương khớp, da, tóc. Đặc biệt, cung cấp glycine – loại acid amin cơ thể không thể tự sản sinh mà phải tổng hợp từ thức ăn để giúp gan và cơ thể khỏe mạnh hơn.
Nhờ thành phần chính là gelatin mà Marshmallow có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nguồn: Internet
Marshmallow không chỉ dễ ăn, dẻo dẻo ngọt thanh mà còn chứa một hàm lượng calo tương đối thấp (300 Kcal/100gr) do không chứa bất kỳ thành phần chất béo nào nên rất thích hợp làm đồ ăn vặt cho các bạn thích vị ngọt ngào mà không muốn tăng cân. Đường sucrose trong kẹo là loại đường được tách ra chủ yếu từ mía đường hay củ cải đường, sau đó sẽ tiến hành làm tinh khiết và kết tinh, có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể và não bộ. Hơn nữa đây là món ăn mà ai cũng có thể làm ngay tại nhà bởi các thành phần hoàn toàn tự nhiên.
Thưởng Thức Marshmallow Đúng Cách
Trẻ con rất thích thưởng thức trực tiếp, từng viên kẹo Marshmallow mềm xốp tan dần trong miệng, mang đến cảm giác lạ miệng và thú vị. Khi trở nên thông dụng, loại kẹo này được dùng kết hợp thức uống như một topping ăn kèm hoặc để trang trí cho các loại bánh ngọt. Sự góp mặt của marshmallow giúp cho những chiếc bánh, ly nước cân bằng hương vị, thêm phần thơm ngon và hấp dẫn. Chính vì vậy, chúng ta đã trào lưu bingsu marshmallow hay món cacao nóng thả marshmallow vào.
Marshmallow được dùng kèm cùng cacao nóng. Nguồn: Internet
Còn một cách thưởng thức Marshmallow được ít chúng ta chú ý đến, đó là kẹp ăn cùng với hai miếng bánh xốp. Cụ thể, cách dùng này được ứng dụng trong những chiếc bánh chocopie quen thuộc. Đặc biệt hơn, trong các buổi picnic bạn có thể xiên Marshmallow vào que rồi đem nướng bạn sẽ có món kẹo thơm ngon bởi kẹo tan chảy tạo thành một lớp caramel cứng bên ngoài và mềm dẻo bên trong.
Cách Làm Kẹo Marshmallow Đơn Giản Tại Nhà
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Nước: 200ml (Chia thành 2 phần: 120ml và 80ml)
- Bột gelatin: 15g
- Đường: 150g
- Siro ngô hoặc mật ong: 100g
- Tinh chất vani: 1 muỗng café
- Bột ngô: 150g
Cách làm
Đầu tiên, bạn sẽ hòa tan bột gelatin với 80ml nước và ngâm khoảng 15 phút. Đặt nồi lên bếp, cho 120ml nước vào nấu cùng đường và siro ngô hoặc mật ong, lưu ý nấu với lửa vừa và khuấy đều tay. Khi hỗn hợp sôi nhẹ, bạn lấy ít giọt nước đường cho bạn tô nước lạnh nếu thấy đường không bị tan, mà đọng lại ở đáy tô thì hỗn hợp đã đạt yêu cầu. Khi này, bạn hạ nhỏ lửa và cho gelatin đã ngâm vào nồi, trộn đều thêm lần nữa và đun tiếp khoảng 5-10 phút thì tắt bếp.
Bạn cho hỗn hợp ra âu và thêm vani vào rồi dùng máy đánh trứng đánh bông hỗn hợp. Lưu ý dựng máy thẳng đứng để tránh làm nước kẹo đang nóng văng trúng người. Khi hỗn hợp bông lên, chuyển màu trắng đục và có vân thì bạn dừng lại. Bạn phủ kín một lớp bột ngô mỏng lên khuôn rồi đổ hỗn hợp kẹo vào, vỗ nhẹ khuôn để các bọt khí thoát ra hết. Cho kẹo vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 tiếng, khi kẹo đông lại và khô thì bạn lấy ra khỏi khuôn rồi dùng dao cắt kẹo theo kích thước, hình dáng mình mong muốn và dùng bột ngô phủ bên ngoài để kẹo không dính vào nhau. Bạn sẽ bảo quản kẹo trong các hũ hoặc lọ thủy tinh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Kẹo marshmallow làm thủ công có thể dùng trong khoảng 4-5 ngày.
Kẹo Marshmallow nên được bảo quản trong lọ thủy linh. Nguồn: Internet
Với những chia sẻ thú vị trong bài viết, bạn đã biết “Marshmallow là gì?” và cách làm loại kẹo này tại nhà phải không? Hãy thử làm và kết hợp để làm nên những món tráng miệng hấp dẫn, thơm ngon khác. Chúc bạn thành công và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Trung cấp nghề nấu ăn nhé!
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp