Tổng hợp

Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn? Và những kinh nghiệm cần biết

Cùng với sự phát triển của ngành Du lịch và Ẩm thực, kinh doanh nhà hàng dần trở thành lĩnh vực kinh doanh “hot” nhất hiện nay. Vậy mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn và cần lưu ý những gì để có thể thành công trong kinh doanh? Hãy cùng trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM (Trung cấp nghề nấu ăn) tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Rất nhiều người nghĩ rằng kinh doanh nhà hàng ngành “bội thu”, tuy nhiên không phải bất kỳ ai khi kinh doanh đều thành công và thậm chí nó còn khiến nhiều người thua lỗ nặng, dẫn đến phá sản, nợ chồng nợ. Điều này đã chứng tỏ rằng kinh doanh nhà hàng là ngành nghề phức tạp và để kinh doanh thành công bạn cần phải hoạch định rõ ràng và phải có một số vốn “rủng rỉnh”.

Chi phí mở nhà hàng gồm những gì và cần bao nhiêu vốn?

Để mở nhà hàng, bạn cần chuẩn bị chi phí bao gồm các khoản như: Chi phí mặt bằng; giấy phép kinh doanh; tiền trang trí nội ngoại thất, trang thiết bị; chi phí nhập hàng ban đầu; chi phí điện nước hàng tháng; chi phí rủi ro; chi phí dự trù ba tháng đầu kinh doanh…

Bạn đang xem bài: Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn? Và những kinh nghiệm cần biết

mở nhà hàng

Để mở nhà hàng bạn cần chuẩn bị nguồn vốn khá lớn để chi trả cho nhiều
khoản chi phí khác nhau (Ảnh: Internet)

Chi phí mặt bằng

Để mở được nhà hàng ăn uống, chắc chắn bạn phải có mặt bằng. Tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu và mô hình kinh doanh mà bạn chọn lựa mặt bằng cho phù hợp. Tuy nhiên, khi chọn mặt bằng, bạn cần lưu ý một số yếu tố như: Diện tích, vị trí xa gần trung tâm thành phố, có thuận tiện đi lại, có bãi đỗ xe hay không, thời gian thuê… Thông thường, bạn cần chuẩn bị trước 3 tháng tiền đặt cọc mặt bằng. Nếu bạn thuê mặt bằng với giá 30 triệu/ tháng thì bạn cần chuẩn bị 90 triệu để đặt cọc.

Chi phí trang trí nội thất

Khi có địa điểm kinh doanh, bạn phải tiến hành trang trí nhà hàng, mua sắm các trang thiết bị, nội thất cần thiết. Do đó, bạn cần phải chuẩn bị một khoản cho hạng mục này, bao gồm:

– Tiền xây dựng và sơn phết lại mặt bằng: 10 – 20 triệu đồng (tùy thuộc quy mô nhà hàng).

– Tiền mua bàn ghế: Giả sử nhà hàng của bạn có diện tích 80m2 và có 20 bàn, thì chi phí cho mỗi bàn ghế khoảng 2 triệu/bộ, tức bạn phải chi trả 40 triệu đồng.

– Tiền mua tủ đông và tủ rau củ quả: 20 triệu đồng.

– Tiền mua các vật dụng bếp: 40 triệu đồng.

Chi phí nguyên vật liệu

Để duy trì hoạt động nhà hàng và mang đến cho khách hàng những món ăn chất lượng, bạn phải tìm kiếm được nơi cung cấp nguyên vật liệu đa dạng an toàn, vệ sinh. Từ đó, xây dựng được thực đơn phong phú, độc đáo để giữa chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Vì thế, đối với các nguyên vật liệu và gia vị bạn phải chi trả từ khoảng 5 – 10 triệu đồng/ngày.

Chi phí Marketing

Trong hoạt động kinh doanh nhà hàng, bạn cần phải sử dụng các hoạt động Marketting để quảng bá hình ảnh nhà hàng đến với công chúng. Bạn có thể sử dụng các tờ rơi, banner, áp dụng chương trình khuyến mãi đặc biệt, giảm giá, tặng quà, vào những ngày đầu khai trương. Hơn nữa, trong thời đại công nghệ phát triển, bạn nên lập Website, Fanpage cho nhà hàng và tận dụng mạng xã hội để đưa thương hiệu đến gần với khách hàng. Chi phí cho Marketing khoảng 10 – 20 triệu đồng.

Marketing để quảng bá

Bạn có thể sử dụng các công cụ của Marketing để quảng bá hình ảnh của nhà hàng
đến gần hơn với khách hàng (Ảnh: Internet)

Chi phí quản lý

Để nhà hàng có thể vận hành thuận lợi, nhất định phải có nhân viên, từ Đầu bếp, Phụ bếp, Phục vụ, Thu ngân, Lễ tân, Quản kho… Tùy theo quy mô nhà hàng, mà bạn cân nhắc số lượng nhân viên phù hợp. Hơn nữa, việc tuyển chọn nhân viên cũng cần được quan tâm, bạn cần chọn những người có tay nghề vững vàng và có nhiều kinh nghiệm cũng như có năng lực đáp ứng được nhiệm vụ được giao. Với khoản này, giả sử lương nhân viên trung bình khoảng 5 triệu đồng/người/tháng và bạn cần 20 nhân viên thì bạn phải chi trả 100 triệu đồng/tháng.

Chi phí khác

Ngoài ra, bạn cũng cần phải dự trù khoản chi phí phát sinh, chi phí điện nước và chi phí rủi ro cho 3 tháng đầu tiên kinh doanh cùng với các loại thuế. Tổng chi phí bạn cần có cho hạng mục này là khoảng 100 – 200 triệu đồng.

Qua các chi phí mà Trung cấp nghề nấu ăn vừa nêu trên, bạn có thể thấy được rằng, số vốn cần chuẩn bị để mở nhà hàng sẽ rơi vào khoảng 500 triệu đồng đối với các nhà hàng có mặt bằng từ 50 – 100m2. Do đó, nếu muốn kinh doanh nhà hàng thành công, bạn phải chuẩn bị thật kỹ chi phí đầu tư ban đầu, cần biết sử dụng nguồn vốn hợp lý và phải có kỹ năng quản lý và điều hành nhà hàng chuyên nghiệp.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button