Tổng hợp

Mùng 1 Có Nên Gội Đầu Không? Làm Gì để 1 Năm May Mắn?

Tác giả: Meow – Ngày đăng: 28-01-2022

Mùng 1 tết là ngày bắt đầu một năm mới. Theo quan niệm truyền thống, có những điều nên tránh trong ngày ngày đầu năm để tránh mang xui rủi, vận hạn vào nhà. Nhiều người thắc mắc mùng 1 có nên gội đầu không? Hãy theo dõi bài viết của Cmm.edu.vn để trả lời câu hỏi này nhé.

Bạn đang xem bài: Mùng 1 Có Nên Gội Đầu Không? Làm Gì để 1 Năm May Mắn?

mung 1 tet co nen goi dau khong 8

Advertisement

Mùng 1 có nên gội đầu không?

Mùng 1 có nên gội đầu không? Theo quan niệm dân gian, không nên gội đầu, tắm rửa trong ngày mùng 1 Tết để tránh hao mòn thần tướng. Rửa trôi mất kiến thức, may mắn và tài năng của năm cũ.

Như vậy người đó trong năm mới sẽ phải tích lũy những điều trên lại từ đầu nên sẽ rất vất vả và khó nhọc.

Advertisement

Không tắm gội hay giặt giũ trong ngày mùng 1 Tết còn được xem là một phần của phúc lộc và thịnh vượng.

Mùng 1 có nên gội đầu không? Việc tắm giặt, gội đầu sẽ làm tốn nước, khiến phước lành và sự phát triển bị hao tổn không ít.

Advertisement

Bởi lẽ dân gian ta có câu “Tiền vào như nước”. Chính vì vậy dân gian thường khuyên không nên gội đầu vào ngày mùng 1.

mung 1 tet co nen goi dau khong

Tuy nhiên, đây là tập tục đã khá lâu đời và ngày nay không còn phổ biến như trước kia nữa. 

Mùng 1 có nên gội đầu không? Nhiều gia đình vẫn giữ tập tục không gội đầu trong ngày mùng 1 Tết theo quan điểm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Nhưng nhiều gia đình khác đã thoáng hơn, vẫn tắm gội bình thường.

Nhất là ở những vùng có khí hậu nóng như miền Nam thì việc tắm gội lại càng cần thiết hơn để giữ cho cơ thể được sạch sẽ, thơm tho ngày Tết.

Vì sao kiêng kỵ việc tắm gội vào ngày mùng 1?

Theo quan niệm xưa, việc tắm rửa, gội đầu vào ngày mùng 1 Tết sẽ làm trôi đi thần tướng, hao mòn phúc lành của ngày đầu năm.

Hơn nữa, việc xả đi nhiều nước sẽ làm hao tổn tài lộc của gia đình.

mung 1 tet co nen goi dau khong 7

Mùng 1 Tết nên và không nên làm gì?

Mùng 1 Tết nên làm gì?

Đi chùa cầu may
  • Đầu năm lên chùa vừa cầu mong sức khỏe, an lành cho gia đình. Vừa dành cho mình thời gian thanh tịnh cho tâm hồn. Bỏ đằng sau những lo toan bộn bề trong cuộc sống.
Mua muối
  • “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. 
  • Mua muối đầu năm với ý nghĩa là cầu mong một năm mới mặn mà, hòa thuận trong gia đình.
  • Ngoài ra, vị mặn của muối còn có ý nghĩa là xua đuổi tà ma, những điềm xấu, đem đến sự ấm no trong cuộc sống.
Lì xì ngày Tết, cả nhà thêm may mắn và vui vẻ
  • Người lớn thường lì xì cho con cháu mong các cháu luôn khỏe mạnh, chăm ngoan, hiếu thảo và vâng lời ông bà bố mẹ. 
  • Con cháu mừng tuổi bố mẹ, ông bà là cầu chúc cho những bậc bề trên của mình một năm mới khỏe mạnh, trường thọ. 
  • Lì xì còn có ý nghĩa cầu chúc nhiều may mắn, phát đạt. Mừng tuổi nhau nghĩa là cầu mong những gì tốt đẹp nhất đến với nhau trong cuộc sống.
Mặc trang phục màu sắc hợp mệnh
  • Nên lựa chọn trang phục có màu sắc sặc sỡ như đỏ, hồng, xanh, vàng… để mang lại sự may mắn, bình an. 
  • Trang phục hợp tuổi, hợp mệnh cũng góp phần mang đến những điều tốt lành cho người mặc.
Hái lộc
  • Hái lộc đầu năm là phong tục từ xa xưa của dân tộc. Hái lộc với mong muốn mang sự sinh sôi, phát triển về với gia đình mình. 
Chúc Tết 
  • Mùng 1 đến thăm và chúc nhau những lời tốt đẹp để mong một năm mới đầy may mắn. 
Tảo mộ
  • Tảo mộ là hành động thể hiện lòng kính trọng, sự tưởng nhớ của người Việt đối với tổ tiên và mời ông bà, tổ tiên về ăn tết cùng gia đình.

mung 1 tet co nen goi dau khong 4

Mùng 1 Tết không nên làm gì?

Không cho nước, lửa
  • Lửa đỏ tượng trưng cho sự đầm ấm, may mắn. Mùng 1 Tết người Việt rất kiêng cho lửa. Cho lửa tức là cho đi sự may mắn trong cả một năm.
  • Tài lộc như nước. Nước gắn với sự trù phú của nông nghiệp. Chính vì vậy đầu năm dân gian thường kiêng không xin hay cho nhau nước.
Tránh để người nặng vía xông đất
  • Người đầu tiên vào xông đất đầu năm cho gia đình mình thường rất được coi trọng. 
  • Hãy chọn lựa kỹ càng, người đến chúc tết đầu tiên. 
Không quét nhà
  • Theo chuyện xưa của thì quét nhà trong ngày tết là điều đại kỵ. Nhất là quét nhà trong ngày mùng 1. 
  • Quét nhà, hốt rác đem đổ đi tức là đổ cả tài lộc, may mắn trong cả năm của gia đình mình. .
Không cắt tóc
  • Không nên cắt bỏ bất cứ thứ gì thuộc về cơ thể mình trong dịp tết là quan niệm có từ xưa. 
  • Theo quan niệm của người Việt xưa cắt tóc, móng tay chân vào mùng 1 sẽ đem lại điềm xui xẻo. 
Kiêng những món ăn tránh vận đen
  • Kiêng ăn một số món vào đầu tháng và đặc biệt vào ngày tết như thịt chó, cá mè, thịt vịt, trứng vịt lộn, mực,…để tránh mang lại những điều xui rủi.
Tránh làm đổ vỡ
  • Đổ vỡ đầu năm thường báo hiệu cho sự bất an, chia lìa, không may trong cả năm sau đó. 
Không nói điều gở
  • Tết chỉ nên nói điều tốt, may mắn và tránh nói những điều gở, tiêu cực. 
  • Đây là cách nhiều người mong muốn chỉ những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới, những điều tiêu cực sẽ tránh xa mình và gia đình trong cả năm.

mung 1 tet co nen goi dau khong 5

Xem thêm:

Cmm.edu.vn vừa gửi đến bạn bài viết: “Mùng 1 có nên gội đầu không? Mùng 1 Tết nên và không nên làm gì để cả năm may mắn tài lộc”. Hy vọng bạn đã tự tìm được câu trả lời cho câu hỏi: “mùng 1 có nên gội đầu không”. Đừng quên ghi lại những điều nên và không nên và không nên làm trong ngày mùng 1 để có một năm may mắn, tài lộc nhé. Chúc bạn và cả gia đình một năm mới ngập tràn niềm vui. Đừng quên like, share bài viết nhé!

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button