Tác giả: Thiên An – Ngày đăng: 02-01-2022
Chắc hẳn khi làm trong một ngành nghề nào đó, bạn đã từng nghe đến “newbie”. Vậy newbie là gì? Hãy cùng Cmm.edu.vn tìm hiểu về nó nhé.
Bạn đang xem bài: Newbie Là Gì? 3 Khó Khăn Mà Newbie Hay Gặp Phải
Newbie là gì?
Newbie là một từ tiếng Anh đang dần được sử dụng ngày càng nhiều trong ngữ cảnh giao tiếp ở Việt Nam. Newbie được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như:
Advertisement
- Một ngành nghề nào đó
- Game
- Một hội nhóm có cùng sở thích
- …
Trong tiếng Anh, Newbie là gì?
Theo như từ điển Cambridge, newbie trong tiếng Anh có nghĩa là: “Một người mới bắt đầu làm một hoạt động hay nghề nghiệp nào”.
Advertisement
Trong tiếng Anh có những từ đồng nghĩa với newbie có thể sử dụng trong trường hợp trang trọng hơn như:
- Beginner
- Newcomer
- Starter
- Novice
- …
Vậy, trong tiếng Việt, newbie là gì? Trong tiếng Việt ta có thể gọi newbie là người mới.
Advertisement
Nguồn gốc của newbie
Newbie là một từ được ghép từ tính từ “new” và hậu tố “bie”.
Chắc hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với từ “new”. New có nghĩa là mới mẻ.
“Bie” là một hậu tố dùng để kết hợp với các từ ngữ mang tính miêu tả (thường là về kỹ năng, kinh nghiệm hoặc vị trí xã hội) để tạo thành các từ chỉ người.
Nguồn gốc của newbie đến nay vẫn chưa được chắc chắn. Người ta chỉ biết đến newbie đầu tiên là một từ tiếng lóng của quân đội Mỹ ở cuối thế kỷ 20 mặc dù tiền thân của nó đã xuất hiện từ trước đó rất lâu.
Một nguồn tin khác cho rằng newbie đầu tiên được sử dụng với các học sinh của các trường học tại Anh quốc để chỉ các học sinh mới vào trường.
Một số ví dụ về newbie
Newbie designer
Trong ngành đồ họa, thiết kế Việt Nam thì cũng có thuật ngữ: “newbie designer”.
Newbie designer là những người mới bắt đầu học cách design để trở thành một designer chuyên nghiệp. Đó có thể là những người học trái ngành bắt đầu học làm designer, cũng có thể là các sinh viên năm nhất chuyên ngành thiết kế.
Newbie gains
Newbie gains là một thuật ngữ sử dụng rộng rãi trong giới các gymer. Từ này có nghĩa là những người bắt đầu học (chưa có hoặc còn ít kinh nghiệm) nâng cơ bằng cách tập tạ.
Gains ở đây có nghĩa là sự thu về, tăng lên về số lượng, cân nặng, hay chiều cao. Mà trong ngữ cảnh này thì gains là là sự tăng cơ.
Những người trong hội newbie gains có thể bắt đầu tăng cơ và giảm mỡ và rất nhanh sẽ có một thân hình đáng mơ ước và một sức khỏe tốt.
Việc tập thể hình cho các newbie sẽ nhanh có hiệu quả hơn so với những người đã tập lâu đời. Quá trình Newbie gains sẽ kéo trong vòng 1 năm kể từ khi bạn bắt đầu nâng tạ, và phản ứng mạnh mẽ nhất ở 6 tháng đầu tiên.
Những khó khăn thường gặp phải của một newbie là gì?
Trở thành một newbie trong lĩnh vực mới sẽ có nhiều khó khăn.
- Đầu tiên, bạn sẽ phải bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Khi muốn bước chân vào lĩnh vực khác, bạn phải chấp nhận từ bỏ các thành tựu mình đã gây dựng để trở thành một người “tay trắng” trong lĩnh vực khác. Đây là điều mà nhiều người không dám thực hiện.
- Thứ hai, bạn có thể cảm thấy lạc lõng, cô đơn. Khi bắt đầu một công việc mới, sẽ có nhiều bất cập xảy ra trong đó có việc bạn sẽ phải làm quen với những đồng nghiệp mới và phải tìm hiểu về văn hóa cũng như cách ứng xử trong công ty để không trở thành một “con cừu đen” hay một kẻ lập dị. Và việc này nhiều khi sẽ là cho bản cảm thấy lạc lõng, cô đơn vì chưa cảm thấy mình thuộc về nơi đó.
- Bạn cũng có thể gặp khó khăn trong việc khẳng định năng lực của bản thân. Vì là người mới nên nhiều người không hoàn toàn tin tưởng vào năng lực cũng như các ý kiến mà bạn đưa ra. Việc này đôi khi sẽ làm bạn khá bực mình vì ý kiến của bản thân không được tôn trọng và xem xét như của những người khác.
Những điều newbie nên làm
Tuy nhiên, newbie cũng có thể làm nhiều việc để giải quyết các vấn đề đó:
- Chăm chỉ. Khi mới bắt đầu một việc nào đó mới mẻ thì bạn rất dễ từ bỏ, ví dụ như tập gym, học một ngôn ngữ mới,… Vì vậy nếu thật sự thích điều đó thì bạn phải thật chăm chỉ để vượt qua việc từ bỏ để có thể thành công.
- Không ngại học hỏi và thích nghi. Khi tham gia một môi trường mới, bạn phải gặp những người mới và nếu quá rụt rè thì khi gặp khó khăn bạn có thể sẽ khó mà tìm được cách giải quyết. Nếu có thể hòa mình vào môi trường đó thì bạn có thể học hỏi kiến thức và kinh nghiệm từ nhiều người khác nhau để trở nên tốt hơn từng ngày.
- Luôn luôn nhạy cảm và quan sát. Việc bắt đầu một thứ gì đó mới nghĩa là có nhiều sự thay đổi về cách hành xử cũng như văn hóa của từng cộng động khác nhau. Vì vậy bạn luôn phải học tập quan sát và nhạy cảm để không làm phật lòng những người xung quanh nhé.
Một số thuật ngữ khác
Ngoài newbie ra thì chúng ta còn có thể có những tính từ khác đi chung với hậu tố “bie” để tạo ra các từ có nghĩa.
Oldbie là gì?
Cúng như newbie, oldbie là từ để chỉ người nhưng thay vì “new” – mới, chúng ta thay bằng “old” – cũ. Đây là từ chỉ những người đã là chuyên gia trong lĩnh vực của họ.
Ví dụ: Anh giám đốc chính là một oldbie trong lĩnh vực này.
Câu này mang nghĩa rằng: Anh giám đốc là một chuyên gia trong lĩnh vực này.
Midbie là gì?
Midbie là những người trên newbie và dưới oldbie. Đó là những người khá thành thục trong một lĩnh vực nào đó sau khi đã trải qua giai đoạn học hỏi của newbie nhưng chưa đạt đến mức độ của một chuyên gia như oldbie.
Xem thêm:
Trên đây là những câu trả lời cho câu hỏi “Newbie là gì?”. Nếu thấy hay và bổ ích thì các bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi Cmm.edu.vn để đọc được nhiều bài viết hay và bổ ích nhé.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp