Mâm cúng giao thừa luôn được người Việt Nam chuẩn bị chỉnh chu và đầy đủ với mong muốn có thể tạm biệt đi những điều không may của năm cũ và đón năm mới an lành, may mắn. Vậy mâm cúng đêm giao thừa cần có gì? Cùng Cmm.edu.vn tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang xem bài: Những điều Cần Lưu ý Khi Chuẩn Bị Mâm Cúng Giao Thừa 2022
Advertisement
Cúng giao thừa là gì?
Lễ Trừ Tịch là tên gọi khác của lễ cúng giao thừa, đây là lễ cúng gia tiên quan trọng trong phong tục dịp Tết Nguyên Đán.
Cúng giao thừa được thực hiện vào đêm 30 Tết âm lịch ở tất cả những gia đình Việt Nam. Được tiến hành từ 23h đến 1h sáng (tức giờ Tý).
Advertisement
Thời khắc này được các gia đình chuẩn bị những mâm cúng để cầu chúc được một năm mới may mắn bình an.
Gia đình sẽ quây quần bên nhau vào ngày này để tiễn năm cũ đón năm mới, cầu sức khỏe, may mắn tài lộc cho tất cả thành viên trong gia đình.
Advertisement
Ý nghĩa của cúng giao thừa
Một năm trôi qua với biết bao bộn bề lo toan, giao thừa là thời khắc chuyển giao năm mới theo tín ngưỡng phong tục của người Việt.
Cúng giao thừa như một nghi lễ thiêng liêng và trang trọng nhất của năm. Các thành viên sẽ cùng nhau cầu nguyện, bày tỏ mong muốn được nhiều tài lộc, thịnh vượng cho năm tiếp theo.
Ngoài ra, cúng giao thừa còn là dịp rước ông bà tổ tiên về chơi lễ Tết, nhìn con cháu sum vầy vui vẻ bên gia đình trong ngày đoàn viên.
Mâm cúng giao thừa trong nhà gồm những gì?
Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng Thổ Công, vị thần cai quản mọi chuyện trong nhà..
Mâm cúng được chuẩn bị trong ngày này ở các miền sẽ có những điểm khác nhau nhưng vẫn giữ được tinh thần và thành ý của gia chủ.
Mâm cúng giao thừa miền Bắc
Mâm cúng miền Bắc thường sẽ thấy có sự xuất hiện của những món ăn truyền thống, số lượng là 4 bát nhưng nếu cỗ lớn sẽ lên tới 8 bát.
Ở miền Bắc, mâm cúng giao thừa được các gia chủ chuẩn bị các phần đầy đủ như:
Thịt gà luộc, Giò lụa, Bánh chưng, Xôi đỗ hoặc xôi gấc, Bát canh măng hầm giò heo, canh mọc hoặc canh miến, Nem rán, Nộm, Hành muối, Thịt đông, Đĩa rau luộc hoặc xào
Mâm cúng giao thừa miền Trung
Đến với miền Trung, mâm cúng giao thừa có đa dạng các loại thức ăn như:
Thịt gà luộc, Gỏi gà bóp rau răm, Thịt heo luộc hoặc kho, Giò lụa, Bánh chưng hoặc bánh tét, Xôi đỗ hoặc xôi gấc, Đĩa chả lụa, Thịt đông, Canh măng khô ninh hoặc canh miến, Chả ram (nem rán), Cá chiên, Củ kiệu, dưa hành
Mâm cúng giao thừa miền Nam
Mâm cúng ở miền Nam thường đơn giản hơn chỉ có hương thắp, hoa, đèn, bánh mứt, trái cây, trà,…
Ở miền Nam, mâm cúng giao thừa mặn cũng chuẩn bị sẵn sàng những món ăn đa dạng như:
Thịt gà, Chả giò, Bánh tét, Xôi đỗ hoặc xôi gấc, Củ kiệu, Canh khổ khoa nhồi thịt, Canh măng tươi, Thịt kho hột vịt, Gỏi tôm thịt, Chả ram (nem rán).
Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì?
Giao thừa được xem là nét văn hoá Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.
Cúng giao thừa ngoài trời là nghi thức tiễn các vị thần cựu vương hành khiển để đón ông mới về. Đây là vị thần có nhiệm vụ coi sóc, chăm lo cho người hạ giới trong suốt năm qua.
Mâm lễ đồ mặn cúng giao thừa ngoài trời cần có:
- 1 con gà trống luộc, 1 bánh chưng(hoặc 1 xôi)
- 1 đĩa hoa quả, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo
- 1 chén rượu, 1 chén nước
- Vàng mã, trầu cau, nến/ đèn, 3-5 nén hương
- 1 mũi cánh chuồn
- 1 lọ hoa tươi.
- 3-5 ly trà
Mâm cúng giao thừa chay gồm những gì?
Ngoài ra, nếu cúng mâm lễ chay trong nhà thì cần chuẩn bị đầy đủ nhưng đơn giản hơn những mâm cúng mặn. Nhìn cơ bản thì mâm cúng chay cũng giống như mâm cúng mặn những khác ở chỗ không có gà luộc:
- 1 đĩa xôi, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo
- 1 đĩa hoa quả, tiền vàng mã, đèn/nến, trầu cau, bánh kẹo, hương (3-5 nén)
- 1 chén rượu, 1 chén nước, nước ngọt/ bia đóng lon, mũ giấy cánh chuồn
Những lưu ý khi cúng giao thừa cho một năm suôn sẻ
Cúng giao thừa là một phong tục tín ngưỡng truyền thống quan trọng có trong ngày Tết của người Việt. Để có một năm bình an và suôn sẻ, khi cúng giao thừa cần lưu ý một số điều sau đây:
- Nên cúng giao thừa vào lúc 23h10p đến 00h40p. Theo phong tục người Việt xưa, đây là thời điểm tốt nhất trong quá trình chuyển giao năm cũ sang năm mới.
- Trời đất vào thời gian này như có năng lượng mạnh mẽ của sự hi vọng, sức sống mãnh liệt sẽ hứa hẹn một năm mới thịnh vượng và khởi sắc.
- Cần chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ, tươm tất không quá sơ sài hay cầu kì cùng với sự thành tâm cầu nguyện của gia chủ
- Đặt lễ phải đặt trên bàn, không được đặt dưới đất. Mâm lễ cúng sẽ được đặt ở giữa sân, trường hợp gia đình không có sân thì có thể đặt cạnh cửa chính hoặc đặt ở trên sân thượng.
- Không nên dùng hoa giả để cúng mà nên dùng hoa tươi để bày tỏ được hết thành ý mà gia chủ muốn khấn nguyện.
- Theo quan niệm xưa, nên đặt mâm lễ theo hướng Bắc, hoặc có thể đặt hướng Đông tùy theo gia đình (đặt hướng Bắc để cúng Thượng Đế, còn hướng Đông để cúng Vua), tuỳ theo quan điểm và mong muốn của gia chủ khi đặt bàn cúng
Xem thêm:
Bài viết trên là những thông tin hữu ích liên quan đến mâm cúng giao thừa. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin cho bạn đọc. Hãy like, share, comment để ủng hộ Cmm.edu.vn trong những bài viết có nội dung chất lượng hơn nữa nhé!
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp