Tại Việt Nam, cụm từ niết bàn được những người học Phật sử dụng như một thành tựu lớn của người tu hành Phật pháp đạt được. Tuy nhiên hiếm ai có thể hiểu được sâu xa bản chất niết bàn là gì, hãy cùng Cmm.edu.vn tìm hiểu bài viết sau đây!
Bạn đang xem bài: Niết Bàn Là Gì – Tìm Hiểu định Nghĩa Niết Bàn Theo Phật Giáo
Advertisement
Niết bàn là gì?
Ít ai biết rằng niết bàn là cụm từ được cả Phật giáo và Ấn Độ giáo sử dụng. Đối với Ấn Độ giáo, niết bàn dùng để chỉ trạng thái hòa nhập của linh hồn cá nhân với phần hồn của vũ trụ, của tiểu ngã với đại ngã. Còn với Phật giáo, định nghĩa niết bàn được đánh giá là có chiều sâu và bao hàm hơn.
Định nghĩa Niết bàn theo đạo Phật
Niết bàn, theo tiếng Pali là Nibhana, tiếng Sanscrit là Nirvana chỉ trạng thái dứt sạch mọi phiền não, thoát khỏi luân hồi của người tu tập.
Advertisement
Khi triết tự niết bàn, học giả Đoàn Trung Còn viết: “Niết (Nir): ra khỏi, Bàn hay Bànna (Vana): rừng, tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não”.
Một số cách triết tự khác cũng tồn tại song song như: Nir: thoát khỏi, ly khai; vana: con đường vòng vèo, chuyển kiếp. Nirvana là thoát ra khỏi con đường quanh quẩn, bứt vòng sinh tử luân hồi. Hay Nirvana là không còn dơ bẩn, hôi tanh, trở nên thanh tịnh, trong sạch.
Advertisement
Dù có nhiều cách cắt nghĩa khác nhau, song người học Phật đều minh định được Niết bàn là gì. Niết bàn là khi con người đạt được trạng thái thanh tịnh tuyệt đối, đoạn trừ dục vọng, từ đó dứt nghiệp báo luân hồi.
Một số khái niệm có liên quan
Không giống như thiên đàng của Thiên Chúa giáo – là không gian trở về của linh hồn sau khi lìa xác – niết bàn trong Phật giáo chỉ một trạng thái mà con người ta đạt được khu rũ bỏ ham muốn, bản ngã của cá nhân. Cùng tìm hiểu những khái niệm có liên quan để hiểu hơn về niết bàn.
Nhập niết bàn là gì?
Về cơ bản, niết bàn nên được hiểu theo hai nghĩa lớn. Thứ nhất, hữu dư (y) niết bàn là trạng thái tâm linh của người tu hành dứt trừ mọi phiền não, khổ đau, chứng nhập đạo quả giác ngộ.
Nghĩa thứ hai, vô dư (y) niết bàn là khi lìa bỏ thân xác, nhập vào cảnh giới vắng lặng – pháp thân thường trú.
Tuy vậy, nhập niết bàn thường được hiểu theo nghĩa thứ hai vì có sự thay đổi vật chất mà con người cảm nhận được. Nhập niết bàn là khi người tu hành (thường là bậc đắc đạo) không còn sống, cũng là thời khắc trút hơi thở cuối cùng.
Cõi niết bàn là gì?
Thực tế, niết bàn trong đạo Phật không được định nghĩa rõ ràng, không có giới hạn về không gian, thời gian, không điểm đầu – không kết thúc. Vậy có thể tìm cõi niết bàn ở đâu?
Phật dạy, có thể tìm thấy cõi niết bàn trong chính tấm thân thước mấy của con người.
Bởi niết bàn là không có giới hạn, không có nơi chốn, vô tướng nên để chạm đến cõi niết bàn người tu hành phải đạt được cảnh giới cao nhất: vô diệt, vô tướng, vô ngã.
Đại niết bàn là gì?
Kinh đại niết bàn là một cuốn sách có giá trị to lớn đối với Phật giáo nói riêng và thế giới tâm linh nói chung. Cuốn sách viết về thời kỳ sau khi Đức phật Thích ca giác ngộ và đi truyền bá Phật pháp.
Xét về thời gian, đặc điểm xã hội được ghi chép lại có thể thấy đây là bộ kinh xuất hiện đầu tiên và gần nhất với những lời dạy của Đức phật.
Tuy nhiên, kinh đại niết bàn được truyền khẩu trong thời gian khá dài (phải đến thế kỷ 3 TCN mới được ghi chép lại) nên xuất hiện rất nhiều dị bản.
Bát niết bàn là gì?
Bát niết bàn là khái niệm để chỉ một trong hai trạng thái niết bàn (đã nêu ở phần Nhập niết bàn là gì?): Hữu dư (y) niết bàn và vô dư (y) niết bàn. Tuy nhiên, không có sự thống nhất nào trong việc sử dụng bát niết bàn.
Có tư liệu viết bát niết bàn là chỉ hữu dư (y) niết bàn, tức là sự giác ngộ của tâm trí. Cũng có ý kiến cho rằng bát niết bàn chỉ vô dư (y) niết bàn và dùng nó để nói về sự lìa đời của người xuất gia.
Ý nghĩa của Niết bàn là gì?
Niết bàn chỉ sự giác ngộ tối cao của bậc tu hành. Đó là khi con người ta vượt qua mọi dục vọng, thoát khỏi vòng luân hồi, tâm hoàn toàn thanh tịnh.
Niết bàn không được “xây dựng” như thứ vật chất có không gian – thời gian, do đó chỉ có những bậc đắc đạo mới có thể trải nghiệm và cảm nhận rõ nét.
Bởi niết bàn là trạng thái vô ưu trong tâm tưởng nên khi đạt được niết bàn người tu hành sẽ vượt qua ra khỏi ràng buộc của thân xác – tư tưởng.
Bản chất của niết bàn
Bản chất của niết bàn là chỉ ra cho người tu hành một trạng thái rõ ràng có thể đạt được, một đích lớn mà mọi người đều muốn hướng tới.
Niết bàn giúp con người thoát khỏi cảnh khổ đau, cơ hàn của thân xác – tư tưởng. Tận diệt những dục vọng, tham-sân-si ở con người, đưa con người đến bờ giác ngộ.
Làm sao để tiếp cận cảnh giới niết bàn?
Như đã nêu, niết bàn đạt được khi người tu hành nhận thức được những khổ đau ở cõi Ta bà và quyết tâm vượt ra khỏi những ràng buộc của thân xác, tư tưởng.
Để tiếp cận cảnh giới niết bàn, người tu hành cần học cách buông xả dục vọng, khai thông tư tưởng qua các tài liệu của đạo Phật.
Ý thức được rằng: kiếp người là giả tạo, thân xác này rồi cũng hóa hư vô chỉ có tư tưởng thoát tục mới khiến con người ta hoàn toàn thanh tịnh.
Xem thêm:
Cmm.edu.vn mong rằng qua bài viết này người đọc sẽ hiểu rõ hơn niết bàn là gì và những khái niệm liên quan. Đừng quên Like và Share bài viết để ủng hộ Cmm.edu.vn có thêm động lực phát triển đa dạng các bài viết. Mời bạn đọc tiếp!
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp