Đối với những người theo nghề bánh thì Pastry Chef chính là mục tiêu vươn tới của rất nhiều người. Vậy Pastry Chef là gì? Nếu bạn là người yêu những chiếc bánh ngon hay đang ấp ủ giấc mơ với lĩnh vực này thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé. Cet.edu.vn sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin thú vị xung quanh công việc này.
Trong các nhà hàng, khách sạn (NHKS) thì bếp bánh có vai trò quan trọng, nhất định trong bộ phận Bếp. Bên cạnh các món khai vị bổ dưỡng, món chính hấp dẫn thì những chiếc bánh, món tráng miệng hảo hạng góp phần không nhỏ mang đến bữa ăn hoàn hảo cho thực khách. Và để bếp bánh mượt mà, trơn tru có sự đóng góp rất lớn từ Pastry Chef, công việc của họ không hề đơn giản như chúng ta vẫn thường nghĩ.
Bạn đang xem bài: Pastry Chef là gì? Mục tiêu vươn tới của những người làm bánh
Những món bánh, tráng miệng ngon miệng, đẹp mắt luôn
thu hút các thực khách (Nguồn: Internet)
Pastry Chef là gì?
Pastry Chef là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí Bếp Trưởng Bếp Bánh là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành và quản lý bộ phận bếp bánh trong các NHKS. Pastry Chef còn là người sáng tạo ra những món bánh hay tráng miệng hảo hạng để đưa đến cho thực khách.
Ngoài những kỹ năng và kiến thức về nghề bánh thì một Pastry Chef còn cần có những khả năng nhất định về quản lý nhân sự và sắp xếp công việc. Hiện nay, lương của Pastry Chef cực kỳ hấp dẫn: tuỳ theo quy mô của NHKS cũng như tay nghề mà mức lương dao động trong khoảng 8 20 triệu đồng/ tháng tùy vào quy mô nhà hàng, khách sạn và khả năng của nhân viên đó (ở các khách sạn 5 sao bạn còn được hưởng thêm service charge).
Một Pastry Chef cần có những yếu tố nào?
Đầu tiên, sự sáng tạo là yếu tố rất cần ở một Pastry Chef. Họ sẽ mang tới ý tưởng về các món bánh, tráng miệng mới hay thậm chí là trong cách trang trí món. Vì thế, các người Đầu bếp bánh vẫn được ví von là những người “nghệ sỹ” nhất trong bộ phận Bếp.
Một trong những yếu tố quan trọng của người làm việc ở vị trí này là sự cẩn thận, tỉ mỉ đến chi tiết. So với các bếp khác thì Bếp Bánh đôi khi cần độ chính xác đến miligram, chỉ với một chút không cẩn thận thì cũng đã có thể làm thay đổi hương vị của món tráng miệng. Ngoài ra, các bày trí các món bánh, tráng miệng thường có nhiều sự chi tiết nhỏ, cần sự chú ý quan sát cao.
Cuối cùng, môt Pastry Chef thường có sự chủ động rất cao, họ không ngừng tìm tòi, học hỏi để kết hợp các nguyên liệu với nhau hay các cách đo lường, sự thay đổi định lượng… cũng như các công dụng cụ hỗ trợ cho công việc làm bánh.
Một Pastry Chef không ngừng sáng tạo ra các món mới, phương pháp
chế biến “độc, lạ” (Nguồn: Internet)
Công việc cụ thể của Pastry Chef là gì?
Công việc của Pastry Chef bao gồm:
- Quản lý toàn bộ các khu vực Bếp Bánh: phân chia và giám sát công việc của nhân viên, theo dõi và đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, duy trì chất lượng tiêu chuẩn của các món bánh, tráng miệng.
- Chịu trách nhiệm lên thực đơn, cập nhật xu hướng mới của thị trường, đề ra quy cách và chất lượng món ăn.
- Trực tiếp chế biến, sáng tạo những món bánh theo yêu cầu của khách.
- Lên kế hoạch đào tạo, tuyển dụng nhân viên bộ phận bếp bánh.
- Kiểm soát chi phí.
- Giám sát và lên kế hoạch mua, bảo quản nguyên liệu, dụng cụ làm bánh.
Cơ hội việc làm của Pastry Chef
Với nhu cầu ẩm thực ngày càng cao, đặc biệt với các món bánh, tráng miệng được thực khách yêu thích thì nhu cầu tuyển dụng Pastry Chef ở khắp các tỉnh thành hiện nay là khá lớn. Ở nhiều nơi, họ sẵn sàng trả mức lương cao, đãi ngộ tốt để thu hút các Pastry Chef có tay nghề, kinh nghiệm. Ngoài môi trường NHKS thì các Pastry Chef hiện nay còn có thể lựa chọn làm việc ở các chuỗi cafe, tiệm bánh… lớn với mức lương hấp dẫn.
Pastry Chef là mục tiêu vươn tới của nhiều người theo nghề bánh
(Nguồn: Internet)
Hy vọng thông qua bài viết này, Cet.edu.vn đã giúp bạn khám phá về vị trí Pastry Chef là gì. Nếu yêu thích công việc này, bạn có thể lên kế hoạch học tập và theo đuổi trở thành một Pastry Chef tài năng, chuyên nghiệp hàng đầu trong tương lai.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp