Văn mẫu lớp 7

Phân tích bài thơ Cảm nghĩ trong đêm trăng thanh tĩnh hay nhất

Phân tích bài thơ Cảm nghĩ trong đêm trăng thanh tĩnh hay nhất

Đề bài: Phân tích bài thơ Cảm nghĩ trong đêm trăng thanh tĩnh của Lí Bạch.

Bài văn mẫu

Lí Bạch không chỉ được biết đến với tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn mà ông còn được biết đến với tâm hồn nhạy cảm, giàu lòng yêu quê hương đất nước. Trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh đã thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ đối với quê hương của mình.

Bạn đang xem bài: Phân tích bài thơ Cảm nghĩ trong đêm trăng thanh tĩnh hay nhất

Chủ đề chính của bài thơ là “vọng nguyệt hoài hương” (ngắm trăng nhớ quê) là chủ đề khá phổ biến trong thơ ca cổ. Lí Bạch cũng sử dụng chủ đề quen thuộc này, nhưng bằng tài năng và cách cảm riêng của mình ông đã đem đến cho bài thơ những nét đặc sắc riêng cả về nội dung và nghệ thuật.

Hai câu thơ đầu miêu tả khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, huyền ảo:

Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương

Thời gian đã về khuya, cả không gian tĩnh lặng, tràn ngập ánh trăng, ánh sáng của trăng len lỏi vào cả căn phòng đặc biệt là nơi tác giả nằm ngủ. Hai chữ “minh”“quang” đều nói về ánh sáng, bổ sung cho nhau làm cho sáng càng thêm sáng. Không gian yên ắng, tĩnh lặng, cái yên lặng không chỉ được thể hiện ở nhan đề bài thơ “tĩnh” mà còn được gợi lên từ không gian chỉ có màu sắc – tràn ngập ánh trăng, không hề xuất hiện âm thanh – sự tĩnh lặng tuyệt đối.

Trong không gian tĩnh lặng, vừa hư vừa thực đã khiến tác giả liên tưởng: “ngỡ mặt đất phủ sương”. Ánh trăng sáng dường như mang màu trắng nhẹ, không gian trở nên huyền ảo, ánh trăng mà cứ ngỡ sương phủ. Từ nhận biết bằng thị giác (nhìn ánh trăng) đến sự cảm nhận bằng xúc giác (sương thu). Hai chữ “nghi thị” (ngỡ là) cho thấy khung cảnh đã được cảm nhận qua cảm xúc chủ quan của tác giả.

Ánh trăng đẹp đẽ, huyền diệu chính là tác nhân khiến tác giả nhớ về quê hương mình: “Cử đầu vọng minh nguyệt/ Đê đầu tư cố hương”. Sau khoảng khắc ngỡ ngàng với ánh trăng, với sương thu, tác giả ngẩng mặt và bắt gặp ánh trăng sáng. Khung cảnh làm cho kẻ xa quê dễ nhớ về quê nhà. Hơn nữa lại trong thời gian đêm khuya, chỉ có một mình, vì vậy nhìn ánh trăng tròn vành vạnh, ánh trăng đoàn viên thì sao tác giả có thể không nhớ về quê hương cho được. Tức cảnh mà sinh tình vậy. Có lẽ sau khoảnh khắc ấy tác giả không thức chỉ vì ánh trăng, vì vẻ lung linh huyền ảo mà nó tạo ra nữa, mà thao thức vì nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình, người thân.

Bài thơ làm theo lối cổ thể, không bị ràng buộc bởi những quy tắc niêm luật chặt chẽ, nhưng vẫn có kết cấu phổ biến của một bài thơ Đường: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau sinh tình. Nghệ thuật đối tài tình làm nổi bật nỗi nhớ quê hương da diết, khắc khoải của tác giả. Ngôn ngữ bình dị, tự nhiên như buột miệng thành lời mà ý tứ hàm súc sâu xa.

Với ngôn ngữ giàu chất biểu cảm, bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của người con xa xứ. Đồng thời bài thơ còn cho thấy dù ở bất cứ nơi đâu thì tình yêu quê hương cũng là một tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc nhất của mỗi con người.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 7

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button