POSM là một từ chuyên ngành trong lĩnh vực truyền thông – marketing. POSM luôn luôn là một cách thức được sử dụng phổ biến và ngày càng được biến tấu độc đáo hơn phù hợp với thời đại 4.0. Các bạn hãy cùng Cmm.edu.vn tìm hiểu POSM là gì nhé.
POSM là gì?
Vậy thật ra POSM là gì?
Bạn đang xem bài: POSM Là Gì? Marketer Thời đại 4.0 Phải Biết điều Này!
Advertisement
POSM (hay còn gọi là POP) là tất cả những thiết bị hỗ trợ cho việc bán các sản phẩm tại địa điểm trưng bày và bán lẻ như các hội chợ, triển lãm.
POSM được dùng nhiều cho các hoạt động marketing, truyền thông của một sản phẩm, một thương hiệu.
Advertisement
POSM design là những thiết kế POSM ngày càng có nhiều dạng với nhiều hình ảnh, kích cỡ và nơi trưng bày khác nhau.
Advertisement
POSM viết tắt là gì?
POSM là từ viết tắt của “Point of Sale Materials”, tạm dịch là Vật liệu bán hàng.
Định nghĩa POSM là gì?
POSM là là những tài liệu quảng cáo được sử dụng để truyền đạt các thông tin của sản phẩm đến người tiêu dùng hay người mua tại điểm bán.
Có nhiều loại POSM được các công ty sử dụng cho các chiến dịch quảng cáo của họ. Một số trong số đó bao gồm Posters, Dangler, Dummy Boxes, Shelf Branding, Shelf Talker, Leaflets & Leaflets Dispenser, Wobblers, v.v. Tất cả các POSM này đều được triển khai trên POP hoặc POS.
- POS: Point of Sale – Điểm bán hàng được xem xét dưới góc nhìn của người bán
- POP: Point of Purchase – Điểm mua hàng được xem xét dưới góc nhìn của người mua hàng
POS và POP chỉ khác nhau ở góc nhìn của người bán hay người mua
POSM là một loại hình quảng cáo offline. Vì vậy, nhà sản xuất phải chi trả một khoảng tiền tương ứng để có có thể trưng bày những POSM bắt mắt cho người mua.
Những loại POSM phổ biến hiện nay
Thế giới ngày càng phát triển, POSM cũng trở nên ngày càng đa dạng hơn với nhiều mẫu mã và cách thức khác nhau. Sau đây là các dạng POSM bán hàng phổ biến đang được các marketer sử dụng hiện nay:
Poster
Poster là một hình thức POSM đã quá quen thuộc với mọi người, poster thường được thấy ở các cửa hàng tiện lợi, ở các trung tâm thương mại hoặc các cửa hàng bán lẻ,….
Đây là những ấn phẩm truyền thông được in hình các đồ họa, hình ảnh để dán tường.
Các poster thường được thiết kế với kích thước 40x60cm hay 50x70cm tùy theo mục đích và nơi dán để các khách hàng tiềm năng hoặc những ai đi ngang qua có thể nhìn thấy.
Poster có thể dùng để quảng cáo về sản phẩm mới, các ưu đãi, giảm giá, cũng có thể là những slogan, tagline hay khẩu hiệu tuyên truyền của brand để tăng độ nhận diện.
Leaflet
Leaflet là các tờ rơi được thiết kế với nhiều hình ảnh đẹp mắt. Leaflet thường được dùng để truyền tải các thông tin mang tính chuyên sâu về sản phẩm như nguồn gốc, nguyên liệu của sản phẩm, công dụng và thành phần dinh dưỡng.
Các mẫu leaflet thường được thiết kế ở size A4 hoặc A5 để người nhận có thể dễ dàng cầm nắm và đọc một cách tiện lợi, dễ dàng.
Standee
Như tên gọi, standee là một loại POSM đứng. Standee thường có 2 phần là phần khung để đứng và phần ấn phẩm truyền thông, thường là giấy bạc, giấy hay nhựa,… tùy vào mục đích sử dụng.
Standee có nhiều loại size lớn nhỏ cho các mục đích khác nhau. Standee có 3 loại chính là standee chữ X là loại standee có giá đỡ hình chữ X, standee cuốn nhôm thường được móc hoặc treo và standee để bàn.
Các standee thường được sử dụng như một loại POSM ở hội chợ hay các cuộc triển lãm để làm nổi bật gian hàng hay sản phẩm của mình.
Standee thường được sử dụng bởi tính bền, rẻ và dễ dàng vận chuyển.
Sticker
Sticker là những hình ảnh nhỏ có thể dán được, dùng để dán lên các sản phẩm hay dùng để tặng cho khách hàng làm quà trang trí.
Sticker có đa dạng kích thước từ nhỏ đến lớn, với nhiều hình dạng khác nhau.
Sticker thường được in những hình ảnh vui nhộn, đa dạng và dễ nhớ như logo hay các hình ảnh, chữ cái gợi nhớ đến sản phẩm.
Booth
Booth cũng là một dạng POSM thông dụng. Both là các quầy hàng hay các khoảng trống dùng để bán hay chỉ đơn giản là trưng bày sản phẩm. Các booth thường xuất hiện ở các sự kiện đặc biệt hay các triển lãm với 3 đến 5 nhân viên phụ trách.
Các booth này có thể thuộc về các doanh nghiệp cũng có thể của các tổ chức phi lợi nhuận hoặc các trường cấp ba, trường Đại học.
Divider
Divider là các ấn phẩm in theo chiều dọc thường được đặt tại các siêu thị để giới thiệu sản phẩm mà không tốn không gian đi lại của các khách hàng.
Divider còn có công dụng để phân chia ranh giới của các sản phẩm để khách hàng dễ nhận biết sản phẩm hơn như tên gọi của nó divider – dải phân cách.
Wobbler
Cũng như divider, wobbler cũng thường được đặt tại các siêu thị để giới thiệu về các chương trình ưu đãi, khuyến mãi hay chỉ đơn giản là giới thiệu về sản phẩm.
Wobbler cũng được in theo dạng dán như sticker nhưng ở size lớn hơn để các khách hàng đi ngang qua có thể nhận diện được sản phẩm.
Các doanh nghiệp có thể sử dụng wobbler nếu muốn tối ưu chi phí truyền thông vì ít tốn không gian của nhà bán lẻ.
Wobbler có 2 loại phổ biến là Wobbler lò xo và Wobbler để bàn.
Tester
Tester là các mẫu thử thường được đặt tại quầy bán sản phẩm hoặc trước các cửa hàng tiện lợi, siêu thị để khách hàng có thể thử sản phẩm trước khi mua.
Các sản phẩm thường được quảng bá với tester như là nước hoa, các sản phẩm F&B – các sản phẩm ăn uống.
Gondola end
Gondola end (tên khác: GE) được hiểu là kệ cuối. Đây là các kệ đầu hoặc cuối ở các siêu thị, được thiết kế với nhiều hình ảnh bắt mắt gây sự chú ý với các khách hàng.
Các gondola end thường được thiết kế các màu sắc bắt mắt, có thể thêm các khuyến mãi, ưu đãi khi mua sản phẩm hoặc có thể có nhân viên tư vấn sản phẩm cho khách hàng hoặc các giọng nói thu âm để giới thiệu về sản phẩm.
Tất nhiên là cái sản phẩm được đặt ở gondola end phải trả thêm tiền quảng bá sản phẩm và phải được thỏa thuận giữa doanh nghiệp và nhà bán lẻ.
Check-out counter
Check-out counter là một từ trong tiếng Anh. Theo từ điển Cambridge thì nó có nghĩa là “một nơi để ta trả tiền sau khi mua hàng” (tạm dịch).
Trong các check-out counter có có những nơi để trưng bày sản phẩm, đó là nơi thể hiện sự bắt mắt, thiết kế của các cửa hàng và cũng là nơi mà khách hàng có thể quyết định mua hàng ở phút cuối. Vì vậy các sản phẩm trưng bày ở đây cũng dễ được khách hàng chú ý.
Check-out counter viết tắt là gì? COC là từ viết tắt của Check-out counter.
COC thường trưng bày các sản phẩm như bánh, kẹo, bàn chải hay các loại sản phẩm có kích thước nhỏ.
Display island
Display island là các quầy bán hàng được đặt ở một khu riêng biệt trong một nhà bán lẻ, siêu thị,… để trưng bày các sản phẩm.
Thường thì display island được trưng bày ở giữa các siêu thị để thu hút sự chú ý, tăng doanh số sản phẩm cũng như độ nhận diện. Display island được trưng bày với nhiều hình dạng tùy theo sức sáng tạo và tính chất của sản phẩm.
Thường thì các display island này có giá khá đắt đỏ vì khá tốn không gian và thời gian sắp xếp.
Showcase
Showcase hay còn được gọi là showcase cooler, showcase cold là các gian hàng dành để trưng bày các sản phẩm cần phải giữ lạnh như thịt, cá, rau củ quả tươi sống,… Showcase cooler còn có thể gọi theo tiếng Việt là “gian hàng làm mát”.
Các sản phẩm trưng bày trong showcase cooler thường được giữ với cách trang trí tối giản và trong suốt để khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy sản phẩm. Tuy nhiên vào các ngày đặc biệt, các sản phẩm có thể được trưng bày bằng dangler.
Dangler
Dangler là các ấn phẩm truyền thông treo để giới thiệu sản phẩm với người mua hàng.
Các dangler được thiết kế rất bắt mắt và được treo cao để thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng đang mua sắm.
Hình ảnh in trên các dangler thường là các hình ảnh sản phẩm nổi bật, hay các thông tin khuyến mãi và các từ ngữ dễ gây chú ý ví dụ như “Sốc” hay “Giá cực sốc”, “Khủng”. Vì vậy, các dangler phải áp dụng được hiệu ứng tâm lý nguyên bản – Verbatim Effect để khách hàng có thể nắm được thông tin cốt lõi mà dangler muốn truyền tải nhé.
Tent card
Tent card thường được sử dụng trong các nhà hàng ăn uống để quảng bá cho các món mới. Tent card nhìn khá giống với menu và được thiết kế bắt mắt và phù hợp với phong cách nhà hàng đó.
Tent card thường được đặt trên các bàn ăn hoặc ở các quầy lễ tân để khách hàng có thể dễ nhìn thấy.
Hanger
Hanger là các vỉ treo quảng cáo để trưng bày các sản phẩm. Các hanger này có thể treo ở bất kỳ đâu trong cửa hàng nhờ tính tiện dụng, nhỏ gọn mà không sợ phải tốn không gian và nhiều công sức.
Các khách hàng có thể nhìn thấy sán phẩm nhiều lần và “tiện tay” mua luôn sản phẩm để dùng thử hoặc vì thấy sản phẩm quá nhiều lần. Đây được gọi là hiệu ứng chân lý ảo – Baader-Meinhof Phenomenon.
Lợi ích khi doanh nghiệp thiết kế POSM chuyên nghiệp
POSM có 2 lợi ích dễ nhận thấy:
- Các POSM được trưng bày còn giúp marketing cho nhãn hàng được tăng độ nhận diện đối với các khách hàng tiềm năng.
Việc có một POSM đẹp gần sản phẩm sẽ khiến cho nhiều khách hàng dù không có ý định mua sản phẩm cũng sẽ nhớ đến sản phẩm và nhận diện được brand.
POSM chuyên nghiệp cũng sẽ phần nào làm cho những người xem cảm thấy cả thương hiệu cũng chuyên nghiệp.
Đây là một trong những ứng dụng của hiệu ứng hào quang mà các marketer chuyên nghiệp thường hay sử dụng!
- Việc có một POSM chuyên nghiệp còn giúp cho brand truyền tải thông điệp mà họ muốn gửi đến khách hàng một cách dễ dàng hơn.
Việc truyền tải được thông điệp này cũng là một cách để nhãn hàng ghi dấu ấn của mình vào lòng của các khách hàng và có thể họ sẽ trở thành những khách hàng trung thành.
Xem thêm:
Trên đây là các câu trả lời cho câu hỏi “POSM là gì?”. Các bạn hãy theo dõi và đón đọc các bài viết mới nhất của Cmm.edu.vn để biết thêm nhiều tin tức bổ ích nhé.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp