Trong bất kỳ nhà hàng nào thì đội ngũ nhân viên phục vụ chính là những người trực tiếp mang đến bữa ăn cho thực khách và làm cho họ thưởng thức bữa ăn một cách trọn vẹn, thoải mái nhất. Tuy nhiên, để đạt được điều đó thì việc nắm rõ “quy trình nghiệp vụ phục vụ nhà hàng” là những điều mà mỗi nhân viên cần phải nắm vững.
Đối với môi trường nhà hàng, khách thường chỉ lưu lại trong một khoảng thời gian ngắn để sử dụng dịch vụ (món ăn, đồ uống). Chính vì khoảng thời gian phục vụ ngắn ngủi ấy, mỗi bước mỗi thao tác trong quy trình phục vụ bữa ăn của nhân viên cần phải thật chính xác, chuyên nghiệp để tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Ngày nay, chất lượng phục vụ cũng là một trong các yếu tố cạnh tranh giữa những nhà hàng với nhau. Món ăn dù ngon đến đâu nhưng chất lượng phục vụ kém thì nhà hàng ấy vẫn có nguy cơ thất bại. Do đó, hôm nay Cet.edu.vn sẽ cùng bạn ôn lại nghiệp vụ và quy trình phục vụ trong nhà hàng để bổ sung cho những điểm còn thiếu và ngày càng trở nên thành thạo hơn nhé!
Bạn đang xem bài: Quy trình nghiệp vụ phục vụ nhà hàng mà nhân viên nên biết
Ngày nay, chất lượng phục vụ cũng là yếu tố cạnh tranh giữa các nhà hàng với nhau. (Nguồn: Internet)
Nghiệp vụ nhà hàng là gì?
Nghiệp vụ nhà hàng là kỹ năng và kiến thức cơ bản, cần thiết và cấp bách của mỗi nhân viên thuộc từng cấp bậc, bộ phận phải nắm rõ và thực hiện chuẩn xác nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng, đồng thời mang lại doanh thu cho nhà hàng.
Nghiệp vụ của nhân viên quyết định đến 90% sự thành công của nhà hàng trong việc phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.
Quy trình và nghiệp vụ phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp
Quy trình chuẩn bị trước khi khách đến
- Kiểm tra vệ sinh khu vực, bàn ăn mà mình phụ trách: từ trên xuống phía dưới bàn ghế, khu vực xung quanh và tủ phục vụ.
- Sắp xếp bàn ghế theo đúng tiêu chuẩn, quy định của nhà hàng (hoặc theo đúng số lượng nếu khách có đặt trước) rồi trải khăn bàn, bao ghế (nếu có).
- Chuẩn bị đầy đủ, sạch sẽ các dụng cụ phục vụ cho bữa ăn (dao, nĩa, dĩa, hủ muối – tiêu, bình hoa…) theo đúng tiêu chuẩn. Lưu ý: nhớ chuẩn bị luôn lượng dụng cụ dự phòng vừa đủ để sẵn sàng thay thế khi cần thiết.
- Kiểm tra cơ sở vật chất trong khu vực và toàn bộ nhà hàng như: máy lạnh, đèn, toilet…
- Kiểm tra thông tin đặt bàn và lưu ý kiểm tra các yêu cầu từ khách (nếu có).
Khi khách đến với nhà hàng
- Chào đón khách với thái độ niềm nở, nụ cười tươi tắn. Nếu không có lễ tân thì nhanh chóng đến nơi khách đứng và hỏi thăm về các thông tin cơ bản như: thông tin đặt bàn, nếu khách chưa đặt bàn thì hỏi khách về số lượng người, về trị trí chỗ ngồi (khu vực hút thuốc hay không, khu vực riêng tư hay view đẹp…)
- Nhanh chóng hướng dẫn khách đến vị trí chỗ ngồi và kéo ghế cho khách theo thứ tự ưu tiên: người lớn tuổi, phụ nữ, trẻ em, đàn ông. Lưu ý: khi hướng dẫn đường khách thì lòng bàn tay mở và hướng về vị trí bàn, hạn chế chỉ về phía khách.
- Sau khi khách vào bàn thì giới thiệu về các dịch vụ, món ăn thức uống đặc biệt đang có tại nhà hàng và đưa menu cho khách hàng xem. Trong thời gian chờ khách gọi món thì nhân viên đứng lùi về phía sau khách cách chừng 1 – 1,5m. Lưu ý: nhân viên đưa menu từ phía bên tay phải của khách và nghiêng người 1 góc 30 độ.
Xem nhanh: Mẫu câu Đón tiếp khách hàng bằng tiếng Anh
Thái độ niềm nở và nụ cười thân thiện là điều không thể thiếu đối với người nhân viên phục vụ. (Nguồn: Internet)
Quy trình nhận order và phục vụ món
- Trong thời gian khách lựa món, nhân viên có thể đưa ra các gợi ý, thông tin thành phần món ăn để khách tham khảo.
- Khi khách đã sẵn sàng gọi món thì nhân viên cẩn thận ghi lại trong order và sau cùng xác nhận lại với khách hàng lần cuối. Lưu ý: nhân viên chú ý các thông tin, yêu cầu đặc biệt của khách hàng về món ăn đồ uống. Với bàn tiệc có nhiều khách thì nhân viên nên ghi chú thông tin kỹ để tránh lên nhầm món ăn.
- Chuyển order đến các bộ phận có liên quan (bếp, quầy bar, thu ngân…).
- Trong thời gian chờ món ăn thì nhân viên có nhiệm vụ trải khăn ăn, phục vụ các món ăn nhẹ (nếu có). Ví dụ như: với món Âu là bánh mì – bơ, với món Á là các loại snack… Kế tiếp, nhân viên phục vụ đồ uống cho khách sạn (chỉ nên từ 3 – 5 phút sau khi gọi món). Nhân viên đứng ở cách bàn khoảng vừa đủ và luôn trong tầm nhìn của khách. Thực hiện, hỗ trợ các yêu cầu của khách.
- Khi món ăn sẵn sàng thì người nhân viên kiểm tra xem có đúng với order hay không và đem đến bàn ăn cho khách cũng theo thứ tự ưu tiên như ban nãy và chúc khách dùng ngon miệng.
- Sau khi khách dùng 1/3 món ăn và nếu không có trong cuộc hội thoại thì có thể lại hỏi thăm khách về tình hình món ăn.
- Trong thời gian khách thưởng thức món ăn thì nhân viên đứng lui về phía sau quan sát nhưng không nhìn chằm chằm vào bàn ăn của khách, hỗ trợ khách khi cần thiết.
- Sau khi khách dùng xong món đã gọi thì giới thiệu, gợi ý khách thêm các món khác như: tráng miệng, trà, café…
- Tiếp nhận thông tin thanh toán từ khách và chuyển tới bộ phận thu ngân, hỗ trợ khách trong việc thanh toán.
Tìm hiểu ngay: Quy trình order trong nhà hàng
Quy trình tiễn khách và dọn dẹp bàn ăn
- Khi khách chuẩn bị đứng lên rời khỏi thì hỗ trợ khách kéo ghế, cúi chào cảm ơn và hướng dẫn khách ra cửa. Nếu có lễ tân thì bàn giao lại cho lễ tân tiễn khách.
- Quay lại kiểm tra bàn ăn xem khách có để quên đồ gì không, tiến hành dọn dẹp đồ ăn và các dụng cụ. Lau dọn và vệ sinh bàn ghế, khu vực dưới gầm bàn ghế. Chuẩn bị và bố trí bàn ăn mới sẵn sàng cho khách hoặc ca làm việc kế tiếp.
Chỉ cần chú ý, cẩn thận trong từng bước của quy trình thì bạn sẽ nhanh chóng thành thạo chúng. (Nguồn: Internet)
Tổng kết
Lý thuyết về nghiệp vụ nhà hàng nghe qua có vẻ phức tạp nhưng khi thực hành bên ngoài thì chỉ cần bạn chú ý cẩn thận từng bước thì bạn nhanh chóng sẽ thành thạo, thuần thục chúng. Cet.edu.vn chúc bạn trở thành một nhân viên phục vụ xuất sắc nhé!
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp