Là gì

Rượu ba kích là gì?

Rượu ba kích là loại rượu ngâm với rễ cây ba kích, một loại dược liệu quý trong Đông y với công dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Cây ba kích hay còn được gọi là diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, ba kích thiên, dây ruột gà… Đây là một loại cây thân leo, thân mảnh, có nhiều lông mịn. Cây có lá đơn nguyên, có hình mác hoặc hình bầu dục, thuôn nhọn, đuôi lá hình tròn hoặc hình tim, mọc đối. Khi non lá cây ba kích có màu xanh, khi già chuyển sang màu trắng mốc và khi khô lá có màu nâu tím. Cây ba kích mọc thành bụi ở ven rừng với độ cao dưới 500m.

Bạn đang xem bài: Rượu ba kích là gì?

Hoa ba kích có kích thước khá nhỏ, dài 0,3 – 1,5cm, lúc non màu trắng, sau hơi vàng, tập trung thành tán ở đầu cành. Quả ba kích có hình cầu, khi chín màu đỏ.

cay ba kich 1
Cây ba kích.

Rễ ba kích có vỏ màu hồng hoặc nâu nhạt kèm vân dọc, thịt bên trong có màu hồng hoặc tím, vị hơi ngọt được dùng làm thuốc.

Trong y học cổ truyền, cây ba kích có nhiều tác dụng như làm mát gan, kích thích tiêu hóa, trị ho suyễn, tiêu chảy, ngăn ngừa cao huyết áp, bổ thận, cường gân cốt, trị bệnh liệt dương, tăng cường sức đề kháng…

Rễ cây ba kích là một bài thuốc quý giúp tăng cường sinh lực cho cánh mày râu nên thường được dùng để ngâm rượu uống.

cay ba kich 2

Lưu ý khi dùng rượu ba kích

Ba kích có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người nhưng vẫn có những tác dụng phụ đối với một số trường hợp.

Muốn dùng ba kích hiệu quả, an toàn nhất thiết phải phối với các vị thuốc khác và điều này phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc.

Lõi của rễ cây ba kích có chứa hoạt chất không tốt cho hệ tim mạch vì vậy khi chế biến, cần phải loại bỏ để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng.

Một số trường hợp tuyệt đối không nên dùng rượu ba kích để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

  1. Rượu ba kích tuyệt đối không dành cho nam giới mắc bệnh khó xuất tinh, tinh trùng kém.
  2. Phụ nữ mang thai, cho con bú không nên sử dụng rượu ba kích.
  3. Những người có tiểu sử mắc bệnh tim mạch nếu lạm dụng dùng rượu ba kích sẽ có nguy cơ tái phát bệnh cao và làm bệnh trầm trọng hơn.
  4. Người bị xơ gan, xơ gan, viêm ruột kết mạn, viêm dạ dày, viêm thận mạn, lao phổi, suy tim.. tuyệt đối không nên sử dụng rượu ba kích.
  5. Với những người mắc bệnh về đường tiêu hóa tuyệt đối không dùng rượu ba kích để tránh tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
  6. Người có tiền sử các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, đau mắt… không dùng rượu ba kích để tránh mắt thêm mờ và đau hơn.
  7. Rượu ba kích lại ức chế thần kinh nên những người già có thần kinh không minh mẫn cũng nên hạn chế sử dụng.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Là gì

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button