Là gì

Sếp hay xếp đúng chính tả? Sắp xếp hay sắp sếp đúng chính tả?

Sếp hay xếp và sắp xếp hay sắp sếp mới đúng chính tả. 2 từ này có cách phát âm giống nhau nên rất nhiều người bị nhầm lẫn, dẫn đến sai chính tả. Cùng Cmm.edu.vn phân biệt sếp hay xếp để biết sắp xếp hay sắp sếp đúng chính tả, nên dùng dùng “X” và “S” trong trường hợp nào trong bài viết dưới đây nhé.

sep hay xep 700

Bạn đang xem bài: Sếp hay xếp đúng chính tả? Sắp xếp hay sắp sếp đúng chính tả?

Sếp là gì?

Sếp là danh từ, thường được các nhân viên cấp dưới dùng để xưng hô với người có địa vị, chức vụ, người có cấp bậc lãnh đạo, vị trí quản lý trong công ty doanh nghiệp.

Ví dụ như sếp tổng, sếp trưởng, sếp phó…

Xếp là gì?

  • Xếp là một động từ, dùng để chỉ hành động sắp xếp, sắp đặt đồ vật hoặc một vấn đề gì đó.

Ví dụ:

Sắp xếp đồ đạc trong phòng

Sắp xếp công việc trong ngày

Sắp xếp thời gian

  • Xếp là động từ chỉ sự phân loại, sự đánh giá.

Ví dụ:

Cô ấy xếp loại giỏi trong học kỳ 1 vừa qua.

Cuối năm nay, anh ấy được xếp lương và ngạch chuyên viên.

  • Xếp là động từ dùng để nói đến việc gác lại, hoãn lại việc chưa giải quyết.

Ví dụ:  Xếp việc này lại đã

  • Xếp là danh từ chỉ tập hợp những vật có hình tấm mỏng cùng loại chồng lên nhau.

Ví dụ: Xếp giấy, xếp thiệp…

Sắp xếp hay sắp sếp là đúng chính tả?

Theo giải thích ở trên thì rõ ràng sắp xếp mới là đúng chính tả.

Sắp xếp là từ để chỉ 1 hành động, 1 quá trình nào đó.

Ví dụ: sắp xếp chồng sách, sắp xếp thời gian, sắp xếp lịch trình trong ngày…

Hy vọng, qua bài viết này, các bạn đã phân biệt được rõ sếp, xếp từ đó có cách dùng đúng, tránh nhầm lẫn dẫn đến sai chính tả.

Một số cặp từ dễ bị nhầm lẫn khác do phát âm giống nhau như: vô hình chung hay vô hình trung, suýt nữa và xuýt nữa, xịn sò hay xịn xò…

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Là gì

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button