Tổng hợp

Shortening là gì? Công dụng và cách sử dụng của shortening

Shortening là gì? Shortening có công dụng như thế nào? Và Shortening được sử dụng ra sao là điều mà nhiều người tò mò. Với những ai thường xuyên làm trong nghề bánh, nấu ăn hoặc làm việc trong ngành công nghiệp thực phẩm hẳn Shortening là nguyên liệu vô cùng quen thuộc.

Shortening là gì?

Shortening hay còn được gọi là Mỡ trừu, là một loại chất béo ở dạng rắn, có dạng trắng đục, dẻo và được tạo nên từ quá trình Hydro hóa các axit béo, chủ yếu là từ các loại dầu thực vật. Khi ở nhiệt độ 40 – 47 độ C, Shortening sẽ nóng chảy thành chất lỏng màu vàng nhạt.

Bạn đang xem bài: Shortening là gì? Công dụng và cách sử dụng của shortening

hình ảnh cho shortening là gì

Shortening có màu trắng đục, dẻo và có dạng rắn (Ảnh: Internet)

Thành phần của Shortening chỉ có hỗn hợp các loại dầu đặc và chất bảo quản mà không có một loại phụ gia nào khác.

Shortening giống như một số chất mỡ khác có tính dẻo màu trắng đục, bề mặt bóng và xốp, liền không bị đứt, nhiệt độ nóng chảy cao. Khi ở dạng lỏng, Shortening trở nên trong suốt, đổ màu vàng nhạt, không mùi đặc trưng của nguyên liệu ban đầu. Loại Shortening tốt nhất sẽ có màu trắng đục, xốp, bề mặt bóng liền không bị nứt, có thành phần acid béo tự do <0.1%, chất xà phòng hóa <1%, PoV = 0.

Mua shortening làm bánh ở đâu?

hình ảnh cho shortening mua ở đâu thphcm

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán shortening (Ảnh: Internet)

Bạn có thể phải mua Shortening ở các cửa hàng, siêu thị hay qua các website bán nguyên liệu trực tuyến, shop online trên facebook…

Shortening có công dụng gì?

  • Tạo độ xốp, mềm: Shortening là nguyên liệu được sử dụng để tạo độ xốp và mềm cho bánh. Các loại bánh có thể sử dụng Shortening là Pie, Tart, Cookies, Kem bánh quy, bánh nhiều lớp như Pastry… Shortening có vai trò là chất béo đơn thuần, giữ ẩm và độ béo cho bánh, còn hương vị bánh phải do các nguyên liệu khác.
  • Giữ dáng bánh: Shortening giúp bánh ít bị sụp xuống và chảy ra. Đặc biệt, Shortening có thể đánh bông thành kem Shortening để trang trí một số loại bánh.
  • Shortening là nguyên liệu làm kẹo dẻo, sản xuất mì tôm… Nhiều gia đình còn sử dụng thay cho bơ và dầu ăn.
  • Tập bắt bông kem bằng shortening để trang trí bánh: Shortening sẽ giúp cho chiếc bánh của bạn trông đẹp mắt và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, bạn phải biết cách đánh Shortening cho chuẩn nhé. Nếu không thì bông kem sẽ bị chảy rất nhanh đấy.

Cách làm Shortening mà bạn có thể tham khảo

hình ảnh cho cách làm shortening

Để bông kem không bị chảy, bạn cần biết cách đánh bông kem bằng shortening
(Ảnh: Internet)

Chuẩn bị nguyên liệu làm shortening

  • 900gr đường xay mịn
  • 400gr Shortening
  • 80ml nước
  • ¼ ½ thìa cafe muối
  • ½ thìa café vani

Các bước làm shortening

  • Đầu tiên, bạn trộn ¼ lượng Shortening vào nước, đường và muối trộn thật đều tới khi các nguyên liệu thật sánh mịn.
  • Sau đó, cho phần Shortening vào trộn tiếp. Bạn dùng máy đánh trứng đánh thật đều ở tốc độ nhỏ nhất. Sau 5 – 7p thì nguyên liệu bông lên. Bạn lưu ý là vét kỹ thành thau luôn nhé.
  • Cuối cùng, bạn để máy đánh trứng ở tốc độ trung bình, đánh thêm 2 phút nữa là hoàn thành phần hỗn hợp để bắt bông kem.

Như vậy là chúng ta đã hiểu hơn về khái niệm Shortening, cách làm Shortening cũng như công dụng, cách dùng Shortening rồi phải không nào! Để tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác về nguyên liệu làm bánh, pha chế hay nấu ăn, bạn đừng quên tìm đọc các bài viết khác từ www.cet.edu.vn nhé.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button