Tổng hợp

Sự khác biệt giữa 2 định dạng JPG và JPEG là gì?

Không phải tất cả các định dạng file hình ảnh đều như nhau. Trên thực tế, nhiều định dạng trong số này được tạo ra để giải quyết vấn đề mà một định dạng đã tồn tại không thể giải quyết được. Ví dụ, JPEG ra đời do kích thước file hình ảnh đã ngốn quá nhiều dung lượng lưu trữ.

Tin hay không thì tùy, các phần mở rộng file JIF, JPEG và JPG ít nhiều đề cập đến cùng một thứ. Để hiểu tại sao định dạng file có nhiều tên như vậy, chúng ta cần làm sáng tỏ một chút lịch sử phức tạp của chúng.

Bạn đang xem bài: Sự khác biệt giữa 2 định dạng JPG và JPEG là gì?

JPEG là gì?

JPEG là viết tắt của Joint Photographic Experts Group – loại file được đặt tên theo tiểu ban đã giúp tạo ra chuẩn JPEG Interchange Format (JIF), được ban hành lần đầu tiên vào năm 1992 bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO).

JPEG là hình ảnh raster tĩnh 24-bit, với 8-bit trong mỗi kênh của mô hình màu RGB. Định dạng này không còn chỗ cho kênh alpha, có nghĩa là trong khi JPEG có thể hỗ trợ hơn 16 triệu màu, chúng không thể hỗ trợ độ trong suốt.

Khi một hình ảnh được lưu dưới dạng JPEG, một số dữ liệu của nó sẽ bị loại bỏ trong một quá trình được gọi là nén có tổn hao. Đổi lại, hình ảnh chiếm ít hơn 50 – 75% không gian lưu trữ (so với các định dạng cũ hơn như BMP) mà chất lượng hình ảnh ít hoặc không bị giảm đi.

Nén JPEG dựa trên kỹ thuật nén ảnh có tổn hao được gọi là DCT (Discrete Cosine Transform), được kỹ sư điện Nasir Ahmed đề xuất lần đầu tiên vào năm 1972.

JIF là gì?

Bạn có thể tưởng tượng rằng file JIF giống như một file JPEG ở dạng “tinh khiết nhất” của nó. Tuy nhiên, định dạng này không còn được sử dụng nhiều nữa vì nó có một số hạn chế gây khó chịu. Ví dụ, các định nghĩa về khía cạnh màu sắc và pixel của JIF gây ra sự cố tương thích giữa trình mã hóa và giải mã.

su khac biet giua jpg va jpeg 1
JIF giống như một file JPEG ở dạng “tinh khiết nhất”

Rất may, những vấn đề này sau đó đã được giải quyết bằng các tiêu chuẩn “bổ sung” khác được xây dựng dựa trên JIF. Đầu tiên trong số này là JPEG File Interchange Format (JFIF) và sau đó là Exchangeable image file format (Exif) và color profile ICC.

JPEG/JFIF là định dạng phổ biến nhất hiện nay để lưu trữ và truyền ảnh chụp ảnh trên Internet, trong khi JPEG/Exif là định dạng dành cho máy ảnh kỹ thuật số và các thiết bị chụp ảnh khác. Hầu hết mọi người không phân biệt được sự khác biệt giữa các biến thể này và chỉ đơn giản gọi chúng là JPEG.

JPG2 hay JPF là gì?

Năm 2000, nhóm JPEG đã phát hành một định dạng file hình ảnh khác được gọi là JPEG 2000 (phần mở rộng file của nó là JPG2 và JPF). Nó được dùng để kế thừa JPEG, nhưng không phổ biến ở thời điểm hiện tại. Ngay cả khi phương pháp mã hóa tiên tiến của nó thường mang đến hình ảnh chất lượng tốt hơn.

su khac biet giua jpg va jpeg 2
Chất lượng hình ảnh của JPEG so với JPEG 2000

Định dạng file JPEG 2000 thất bại vì một số lý do nhỏ. Đầu tiên, nó dựa trên một code hoàn toàn mới và do đó không tương thích ngược với JPEG. Trên hết, việc xử lý các file JPEG 2000 đòi hỏi nhiều bộ nhớ hơn, điều này hơi khó xử lý vào thời điểm đó. Rốt cuộc, máy tính trung bình vào thời điểm đó chỉ có 64MB bộ nhớ.

JPEG 2000 đã có ​​một sự hồi sinh nhẹ khi phần cứng máy tính nói chung đã được cải thiện rất nhiều trong 20 năm qua, nhưng định dạng file này vẫn còn rất ít được sử dụng. Trình duyệt Internet duy nhất có hỗ trợ các file JPEG 2000 tại thời điểm viết bài này là Safari.

JPEG khác gì so với JPG?

Các phiên bản đầu tiên của Windows (đặc biệt là hệ thống file MS-DOS 8.3 và FAT-16) có giới hạn 3 ký tự tối đa khi nói đến độ dài của phần mở rộng file. JPEG phải được rút ngắn thành JPG để không vượt quá giới hạn. Máy tính Mac và Linux không bao giờ có điều đó, và vì vậy người dùng sẽ tiếp tục lưu ảnh dưới dạng JPEG.

Các chương trình chỉnh sửa hình ảnh phổ biến hoạt động trên những hệ điều hành khác nhau – chẳng hạn như Photoshop và GIMP – cuối cùng sẽ đặt phần mở rộng file JPEG mặc định của chúng thành JPG nhằm giảm thiểu sự nhầm lẫn.

Và đó là cách bài viết kết thúc với hai phần mở rộng file cho cùng một định dạng: JPEG và JPG. Khi cần chọn định dạng để lưu hình ảnh, không có sự khác biệt giữa chúng.

JPEG so với PNG: Cái nào tốt hơn?

JPEG và PNG được phát hành trong cùng một thập kỷ và mỗi định dạng file giải quyết một vấn đề hình ảnh kỹ thuật số khác nhau mà thế giới công nghệ phải đối mặt vào thời điểm đó. Bạn có thể thấy rằng chúng được so sánh liên tục cho đến tận ngày nay. Vậy giữa JPEG và PNG, định dạng file hình ảnh nào tốt hơn?

Thành thật mà nói, câu trả lời phụ thuộc vào loại hình ảnh bạn đang lưu.

JPEG phù hợp hơn cho ảnh vì chúng sử dụng tính năng nén có tổn hao để giữ cho dung lượng file ở mức hợp lý. Ảnh là những hình ảnh lớn, chi tiết đến mức sự biến dạng hình ảnh tinh vi do quá trình nén gây ra không được chú ý nhiều.

Mặt khác, hình ảnh có các điểm sắc nét, các cạnh rõ nét và với những vùng màu lớn (ví dụ, biểu trưng vectơ, pixel art, v.v…) trông không ổn khi được lưu dưới dạng JPEG.

su khac biet giua jpg va jpeg 3
JPEG hay PNG tốt hơn phụ thuộc vào file bạn định lưu

Đây là lúc file Portable Network Graphics (PNG) phát huy tác dụng. Được phát triển bởi nhóm phát triển PNG 4 năm sau khi phát hành JPEG, PNG hỗ trợ nén dữ liệu không tổn hao. Do đó, PNG thường được sử dụng nếu chất lượng hình ảnh cần được giữ lại và dung lượng file không phải là vấn đề.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button