10 bài văn Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích hay nhất
Bạn đang xem bài: 10 bài văn Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích hay nhất
10 bài văn Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích hay nhất
Tuyển tập bài văn Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích, chọn lọc gồm dàn ý và bài văn mẫu
giúp học sinh tham khảo từ đó biết cách viết văn Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích lớp 4 hay hơn.
Đề bài: Em hãy Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích.
Dàn ý Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích
I. Mở bài:Giới thiệu một vật trong nhà mà em yêu thích
– Đó là đồ vật gì?.
– Có trong trường hợp nào?.
II. Thân Bài
– Miêu tả các đặc điểm của đồ vật: hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo
– Công dụng của đồ vật: đồng hồ báo thức để báo giờ, bàn học để học bài, cặp sách để đựng sách vở đi học,…
– Em sử dụng đồ vật ấy như thế nào: sử dụng hàng ngày, cẩn thận và gìn giữ,…
III. Kết Bài
Cảm nghĩ của em về đồ vật đó: Yêu quý, trân trọng, ý muốn gắn bó,…
Dàn ý Tả đồ vật em yêu thích – tả bộ bàn ghế sofa
Bước vào phòng khách, ai cũng trầm trồ khen bộ bàn ghế sofa nhà em đẹp. Có lẽ, nó đẹp nhờ màu sắc rực rỡ và thiết kế độc đáo.
Nhìn từ xa, bộ bàn ghế y như một đoàn thuyền đang vây quanh hòn đảo. Nhưng đoàn thuyền này rất đặc biệt bởi chỉ có hai chiếc thuyền lớn và một chiếc thuyền nhỏ, lại giống hệt nhau và được làm từ vải mềm và đệm cứng. Hai chiếc ghế gồm hai màu đen, đỏ. Màu đen bao bọc phía ngoài, còn màu đỏ là mặt ghế để ngồi. Màu đỏ rực rỡ giúp cho căn nhà tôi thêm phần rộng rãi và tươi sáng. Mỗi con thuyền là ba chiếc ghế nhỏ ghép liền với nhau, một đầu vuông vuông, còn một đầu thuôn nhọn. Hai chiếc ghế được xếp chếch nhau, tạo thành hình chữ V, trông rất đẹp mắt. Đỉnh chữ V là chiếc ghế nhỏ. Chân ghế gồm bốn thanh sắt cứng, chìa ra ngoài, nâng đỡ toàn bộ thân ghế. Những đôi chân này giúp ghế cố định ở một nơi. Mỗi khi ngồi, chiếc ghế lại đem tới cho em cảm giác êm ái. Chị em tôi thường xuyên ngồi xem phim hay chơi trên bộ ghế này. Nhiều lúc, chúng em còn ngủ quên trên ghế. Hòn đảo giữa đoàn thuyền chính là chiếc bàn. Chiếc bàn bằng nhựa cứng, màu đen huyền bí, được tạo dáng nửa hình tròn, trông rất đẹp mắt. Chiếc bàn cũng có giá đỡ y như ghế. Mẹ em đã bày một bộ cốc thủy tinh trong suốt cùng một lọ hoa giả nhỏ xinh trên bàn. Hằng ngày, em thường giúp mẹ lau bàn ghế bằng chiếc chổi lông mềm mại.
Em rất thích bộ bàn ghế “đoàn thuyền” của nhà mình. Nó nhỏ nhắn, gọn gàng nhưng vô cùng lạ mắt và độc đáo. Bàn ghế chính là nơi gia đình em quầy quần bên nhau sau ngày dài làm việc và học tập mỏi mệt.
Dàn ý Tả đồ vật em yêu thích – chiếc tủ lạnh
I. Mở bài:
Giới thiệu đồ vật định tả: cái tủ lạnh (gia đình em mua lúc nào? Tủ lạnh hiệu gì?)
II. Thân bài:
a. Tả bao quát:
– Tủ lạnh hình khối chữ nhật đứng, có dung tích 120 lít. Vỏ tủ lạnh làm bằng thép trắng (inox) (có thể tả màu sơn của tủ lạnh).
II. Tả chi tiết:
– Tủ lạnh có mấy cửa? (hai cửa). Tủ lạnh được đặt chắc chắn lên bục bằng nhựa tốt mang tên hãng sản xuất tủ (Toshiba).
– Mở cánh cửa nhỏ là phần trên tủ lạnh, đó là ngăn làm đá. Ngăn đá chia làm hai tầng, và hai hộc đeo trên cánh cửa.
– Mở cánh cửa lớn là phần dưới tủ lạnh, đây là ngăn mát có ba tầng và một hộc kéo có nắp, mỗi tầng là một tấm kính chịu lực dày tám li. Phần này là nơi để rau quả, nước uống thức ăn. Có bốn hộc đeo ở cánh cửa.
– Các phần bên trong tủ làm bằng nhựa cao cấp màu trắng và mi-ca mờ.
c. Sử dụng và gìn giữ tủ như thế nào?
Mẹ cất thức ăn giữ lạnh cho khỏi ôi thiu. Tủ lạnh giúp bảo quản rau tươi lâu.
– Tủ lạnh giúp mẹ đỡ mất thì giờ đi chợ nhiều lần khi mà thức ăn được mua cho gia đình ăn trong một tuần.
– Mẹ lau tủ lạnh hàng tuần cho sạch sẽ.
III. Kết bài:
– Nêu suy nghĩ của em về ích lợi của tủ lạnh (tiện dụng, bảo vệ sức khoẻ).
– Nêu cảm xúc của em đối với tủ lạnh (xem tủ lạnh như một người bạn thân thiết quen thuộc như mọi vật trong nhà).
Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích – tả chiếc tủ lạnh
Cái tủ lạnh mới tinh hiệu SamSung xuất hiện ở phòng ăn nhà em ngọt ngào, tươi đẹp như mùa xuân Canh Tý 2020 đang đến gần.
Tủ lạnh này bố mua cho gia đình dùng, cũng là món quà bố tặng mẹ vì mẹ ước muốn có một cái tủ lạnh lớn từ lâu.
Tủ lạnh cao một phẩy bảy mét, có dung tích ba trăm hai mươi lít gồm hai cửa, cửa trên là ngăn đông còn cửa dưới là ngăn mát. Tủ lạnh được đặt chắc chắc lên bục bằng nhựa cứng tốt, màu xám, mang tên hãng sản xuất tủ: SamSung. Tủ lạnh hình khối chữ nhật đứng, ngang sáu mươi xăng-ti-mét, rộng năm mươi xăng-ti-mét. Vỏ bên ngoài tủ lạnh làm bằng thép trắng. Bên trong tủ lạnh làm bằng nhựa cao cấp màu trắng. Ngăn làm đá của tủ chiếm hai phần năm chiều cao của tủ, được làm hai tầng bằng một ngăn kệ kính chịu lực. Cánh cửa tủ có hai hộc đeo làm bằng mi ca màu trắng mờ. Mở cánh cửa lớn, phần dưới tủ lạnh này là ngăn mát. Ngăn mát chia làm bốn tầng. Tầng cao nhất có nắp đóng mở. Tầng này dùng để thịt, cá… ăn liền trong thời gian từ một đến ba ngày. Ba tầng còn lại phân cách nhau giữa mỗi tầng là một tấm kính chịu lực dày mười li, bọc nẹp nhựa xung quanh. Ngăn dưới cùng là ngăn đựng rau, có hộc kéo và nắp đậy. Ngăn mát của tủ lạnh có hai đèn: một đèn tia cực tím và một đèn ánh sáng vàng. Khi mở tủ, công tắc tự động bật đèn sáng lên. Mỗi ngăn của tủ lạnh đều có núm điều chỉnh nhiệt độ từ số một đến số năm. Cửa tủ là nhựa dẻo giúp tủ đóng chặt cửa. Mẹ em trải lên nóc tủ một chiếc khăn vải diềm đăng-ten xinh xắn và đặt lên đó một bình hoa vải. Cái tủ lạnh bóng nhoáng, duyên dáng hãnh diện họp mặt với bác tủ chén, anh tủ búp-phê trong phòng ăn. Lịch sự soi bóng mình trên mặt gương bàn ăn, anh tủ lạnh như muốn nói: “Chào bạn, tôi và bạn sẽ giúp gia đình cậu mợ chủ có những bữa ăn ngon.”. Thế là nhà em đã mua sắm đầy đủ tiện nghi cho một gia đình.
Trong nhịp sống hiện nay, tủ lạnh góp vai trò tích cực giúp con người tiết kiệm thời gian đi chợ hàng ngày mà vẫn có đủ thức ăn tươi ngon, hợp vệ sinh. Em giúp mẹ lau tủ lạnh hàng tuần để đảm vệ sinh ăn uống đồng thời giúp tủ lạnh được bền lâu.
Dàn ý Tả đồ vật em yêu thích – chiếc ti vi
I. Mở Bài
– Giới thiệu về chiếc ti vi nhà em
II. Thân Bài:
– Chiếc tivi được đặt ở trên một chiếc tủ cao trong phòng khách.
– Ti vi màu đen hình hộp chữ nhật, đã có từ rất lâu
– Nó khá cũ, có một vài vết xước
– Màn hình rộng, hơi lồi về phía trước luôn cho hình ảnh sắc nét
– Các nút điều khiển nhanh ở phần đế của tivi
– Hai chiếc loa bên cạnh màn hình có bộ lọc tiếng rất tốt, mọi âm thanh đều nghe rõ và êm tai.
– Chiếc ti vi giúp cho gia đình gần nhau hơn, mọi người cùng nhau xem thời sự, xem phim, nói cười vui vẻ
– Chiếc tivi mang đến nhiều thông tin bổ ích
III. Kết Bài
Lợi ích của tivi và tình cảm dành cho nó.
Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích – tả chiếc ti vi
Trong một gia đình có biết bao nhiêu đồ dùng, mỗi đồ dùng lại thực hiện những chức năng khác nhau. Và em thích nhất là chiếc tivi mà bố em mới mua cho cả nhà từ tuần trước.
Chiếc tivi nhà em được đặt rất dễ nhìn, nó nằm ở đầu tủ buýp-phê đặt dưới chân cầu thang của phòng khách. Và có thể thấy được chiếc tivi chính là một nhân vật trung tâm và ồn ào nhất phòng. Thoạt nhìn cũng thấy được chiếc tivi là một khối chữ nhật. Bề mặt thật là phẳng và nó dường như cũng đã mang một lớp gương màu xám nhạt. Chiếc ti vi có chiếc vỏ được ví như là một cái áo làm bằng nhựa cao cấp màu xám tro và hình như vỏ ngoài của anh có từng chấn song song cách đều nhau và tạo ra những kẽ hở. Và em đã hỏi bố em vì sao lại có khe hở như thế nào thì bố em bảo là để có thể tỏa nhiệt bớt đi cho tivi trong lúc hoạt động
Bao bọc lại cái mắt phẳng của chiếc tivi cũng chính là viền bọc nhựa xi kim loại, phía dưới gắn liền với một bảng điều khiển và một nút tròn tắt mở. Thế rồi em như thấy được ở ngay chính giữa viền bọc phía dưới, nhãn hiệu công ty điện tử SONY gắn nổi bật trên nền kim loại của Ti-vi này.
Chiếc tivi hoạt động rất tốt, âm thanh đường nét hài hòa mang đến một cảm giác thực như nhìn ở ngoài vậy. Em rất thích chương trình thế giới động vật, tivi sắc nét em như bị cuốn hút bởi chính vẻ đẹp như thật sống động qua các con vật em được xem trên tivi. Có nhưng khi mệt mỏi là em lại bật kênh khác để xem, có kênh chuyên nghe nhạc nên không lo giờ để xem. Nhờ chiếc tivi mà em thấy được nó như giúp ích cho mỗi người chúng ta thoải mái và nắm bắt được thông tin.
Chiếc ti vi như một thành viên mới trong gia đình em và em cũng rất yêu quý nó. Mỗi ngày xem xong em lại lấy một tấm vải đỏ phủ nên cho đỡ bụi.
Dàn ý Tả đồ vật em yêu thích – chiếc đồng hồ báo thức
I. Mở bài
– Chiếc đồng hồ báo thức là một đồ vật rất tiện ích cho gia đình em.
– Bố mua chiếc đồng hồ này tặng em nhân một chuyến đi công tác vào cuối năm để mừng em lên lớp 4.
II. Thân bài
a. Tả mặt trước
– Đồng hồ mang nhãn hiệu.
– Được cấu trúc như một hình hộp chữ nhật.
– Chiều dài 12 cm, chiều rộng 8 cm, chiều cao 4 cm.
– Thuộc loại đồng hồ để bàn.
– Vỏ được làm bằng nhựa màu cánh gián.
– Mặt số màu trắng, có ghi các số từ 1 đến 12.
– Ngoài mặt số là mặt gương trong suốt.
– Kim giờ ngắn và to, màu đen.
– Kim phút dài và mảnh hơn kim giờ, màu đen pha trắng.
– Kim giây bé nhất màu đỏ, chuyển động nhanh nhất.
b. Tả mặt sau
– Phía trên là bộ phận lên dây cót, chuông báo thức.
– Phía dưới là bộ phận để lắp pin.
– Mặt đáy của đồng hồ có bốn chân nhỏ để đứng vững trên bàn.
c. Tả hoạt động
– Báo đúng giờ giấc, không nhanh, không chậm.
– Báo thức theo ý muốn của người sử dụng.
– Âm thanh chuyển động nghe tí tách, tí tách.
– Âm thanh báo thức là nhạc chuông trong trẻo.
III. Kết bài
– Đồng hồ rất có ích đối với gia đình em.
– Báo giờ báo thức cho mọi người trong gia đình.
– Nhắc nhở em phải biết quý trọng thời gian, biết dùng thời gian vào những việc có ích.
– Em rất quí chiếc đồng hồ báo thức, xem nó như một tài sản quí của gia đình.
Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích – tả chiếc đồng hồ báo thức
Đố các bạn biết trong phòng tôi có một đồ dung phát ra được âm thanh là gì không? À! Nó chẳng phải là đồ chơi, mà là một vật dùng rất cần thiết cho học sinh bọn mình đó. Nó chính là một chiếc đồng hồ báo thức.
Cách đây hơn hai năm, ba tôi đã mua chiếc đồng hồ này trong một lần đi hội chợ “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Nó nhỏ nhắn nhưng xinh xắn, đáng yêu. Với thể hình tròn và dẹt như một khoanh bánh tét cắt ra đĩa trong ngày Tết, tôi có thể đặt gọn vào chụm lòng bàn tay của mình.
Thân đồng hồ được bọc một lớp vỏ màu xanh da trời. Mặt trước là một lớp kính trong suốt, tròn trịa, được ôm lấy bởi một đường viền mạ kền sang loáng. Bên trong kính có ghi những con số từ 1 đến 12, mỗi số cách nhau một khoảng rất đều đặn. Ở giữa là một trục được đính bởi ba cây kim dài ngắn khác nhau. Kim giờ và kim phút tưởng chừng như bất động, chỉ có kim giây là nhảy nhót nhưng từng nấc nhỏ nhít theo nhịp gõ đều đều chẳng hề mệt mỏi. Mặt sau có hai cái núm: một núm điều chỉnh giờ, một núm dùng để hẹn giờ. Mỗi khi đến giờ hẹn, tiếng kèn vang lên thật hùng tráng, trong nhịp điệu giục giã, hối thúc nghe thật vui tai và dễ làm cho tỉnh ngủ. Bệ đỡ toàn thân chiếc đồng hồ có hình dạng một chiếc nón lá bé xíu, giúp đứng vững trên bàn học của tôi. Nhờ chiếc đồng hồ mà tôi phân bổ được giờ giấc học tập và sinh hoạt nề nếp, hợp lý, đặc biệt là chẳng bao giờ đi học trễ.
Tôi đã xem chiếc đồng hồ báo thức như một vật kỷ niệm của ba. Tôi cũng thường ngắm nhìn và nâng niu nó trong lòng bàn tay của mình như một người bạn thân thiết. Tất nhiên, tôi giữ gìn nó rất cẩn thận.
Dàn ý Tả đồ vật em yêu thích – bộ ấm chén
I. Mở bài
– Giới thiệu về bộ ấm trà (bộ ấm trà uống nước hàng ngày của gia đình em).
+ Ai mua hoặc ai tặng? (mẹ em mua).
+ Mua hoặc tặng vào dịp nào? (mẹ đi siêu thị).
II. Thân bài
– Tả bao quát bộ ấm trà:
+ Hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu của cái ấm và những cái chén.
– Tả chi tiết: cấu tạo, chất liệu của cái ấm, nắp ấm, cấu tạo, chất liệu của những cái chén.
III. Kết bài
– Nêu công dụng của của bộ ấm trà.
– Cảm nghĩ của em đối với bộ ấm trà.
Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích – tả bộ ấm chén
Vào một phiên chợ Tết Canh Tý 2020, bố tôi mua về từ một cửa hàng gốm sứ cao cấp ở Thiên Hương một hộp đồ được gói giấy bóng cẩn thận. Tôi mở ra và thốt lên “Ôi! Bộ ấm chén đẹp quá!”
Bộ ấm chén của gia đình tôi trông rất bắt mắt. Bố tôi cẩn thận đặt nó trong tủ kính giữa nhà. Tôi chưa nhìn thấy ở nhà bạn bè hay người thân có bộ ấm chén như thế cả. Bố tôi tuy là đàn ông nhưng lại có mắt nhìn thật tinh tế và rất thẩm mĩ. Ngay từ hình dáng, bộ ấm chén cũng đã toát lên một vẻ đẹp hơn hẳn những bộ ấm chén khác. Vì được làm bằng sứ cao cấp nên cả ấm lẫn chén đều dày dặn, bền và chịu va đập rất tốt. Có sáu chén con và một ấm, đĩa dùng để ám và chén. Cái nào cũng mới toanh và có cách trang trí giống nhau. Ai đến nhà tôi cũng đều tấm tắc khen bộ ấm chén đẹp.
Gia đình ấm chén có sáu cái chén con thật đáng yêu. Quanh thân chén được trang trí bằng những họa tiết hình cái quạt đang xòe nối vào nhau. Gần miệng chén được vẽ một đường cong mềm mại màu trắng với một chấm đen ở giữa thật duyên dáng. Các đĩa đựng chén như mặt trăng vào ngày rằm, to hơn thân chén một chút. Viền xung quanh đĩa dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nhìn giống như những làn sóng ngoài biển. Được quan tâm nhiều nhất vẫn là cái ấm pha trà. Nó có hình dáng thật độc đáo, phình to ở giữa và thu nhỏ ở phần đáy. Miệng ấm được tráng một lớp men màu vàng kim. Tay cầm ấm cong cong như hình dấu hỏi. Cái miệng cong và dài như chiếc vòi voi. Nắp ấm màu trắng đục, có cái núm tròn tròn như viên bi để dễ dàng nhấc nắp ầm lên.
Tôi rất yêu bộ ấm chén này. Dù có nhiều bộ ấm chén còn quý giá hơn nhưng tôi quý bộ ấm chén này hơn tất thảy. Mỗi ngày tôi thường tắm rửa cho mẹ con gia đình ấm chén. Mỗi khi nhà có khách, bộ ấm chén luôn vinh dự được bố tôi mang ra tiếp khách.
Dàn ý Tả đồ vật em yêu thích – cái bàn học
I. Mở bài: Cái bàn em ta là bàn ở lớp hay ở nhà? Bàn kê ở đâu? Em dùng bàn vào thời gian nào?
II. Thân bài:
– Tả bao quát: Bàn kiểu gì? Làm bằng loại gỗ gì? Còn mới hay cũ? Kích thước chung (dài, rộng, cao…) thế nào?
– Tả từng bộ phận:
+ Mặt bàn: được làm bằng gì? màu sắc? độ bóng? cách trang trí, hình dáng, kích thước?
+ Chân bàn: có mấy cái? độ dài? cách sắp xếp các chân, độ vững chãi?…
+ Ngăn bàn: nằm ở đâu? có mấy ngăn? dài, rộng ra sao? dùng để đựng những đồ dùng gì?
III. Kết bài: Việc giữ gìn, sự gắn bó và những kỉ niệm của em đối với cái bàn đó như thế nào?
Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích – tả cái bàn học
Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.
Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng gỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán
Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mét, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh như chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơi thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.
Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!
Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: “Chúc cô bé học giỏi”. Để đáp lại “lòng mong muốn” của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười đỏ chói trên bảng vở.
Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi “tủi thân” khi tự kể về đời mình.
Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích – tả chiếc lò vi sóng
Hôm nay, bố vừa mua một chiếc lò vi sóng mới cho cả nhà.
Chiếc lò có hình hộp chữ nhật, bên trong chứa được cả hai chiếc tô lớn cùng một lúc. Nó thiết kế từ chất liệu đặc biệt, vừa cứng cáp, chắc chắn lại cách nhiệt, cách điện bên ngoài để đảm bảo an toàn cho người dùng. Toàn thân lò là một màu đen bóng rất sang trọng. Riêng mặt cửa lò thì là phần kính trong suốt có thể nhìn xuyên vào bên trong. Ở cánh cửa có một tay cầm vuông dọc mép cánh để mở ra và đóng vào. Khi mở cửa, chỉ cần ấn nút ở ngay dưới tay cầm là cửa sẽ tự động mở ra. Khi đóng vào thì nhấn cửa vào đến khi nghe tiếng “tách” là được.
Ở phần bên cạnh cánh cửa là hai nút xoay để điều chỉnh nhiệt độ của lò. Nút đằng trên là các nấc nhiệt theo bốn mức nóng tăng dần. Nút ở dưới là nút hẹn giờ cho lò chia thành tám mức. bên trong lò có một chiếc đĩa lớn đặt trên trục xoay. Đồ cần quay nóng sẽ được đặt lên đó. Ở góc trên có ba chiếc đèn nhỏ, khi nào sử dụng lò thì chúng sẽ tự động sáng lên.
Nhờ chiếc lò vi sóng, nhà em có thể quay cơm và thức ăn nhanh chóng mà tiện lợi. Em thích chiếc lò vi sóng mới lắm.
Dàn ý Tả đồ vật em yêu thích – lọ hoa
I. Mở bài:Giới thiệu lọ hoa.
II. Thân bài:
– Tả bao quát:
+ Lọ hoa được đặt ở đâu?
+ Chỗ trang trọng ai cũng nhìn thấy
– Tả chi tiết:
+ Cái lọ được làm từ thủy tinh trong suốt.
+ Những bông hoa cúc đẹp cũng không kém, có bông hoa đã nở, một vài bông hoa “rụt rè”.
III. Kết bài: Lọ hoa là 1 phần không thể thiếu trong ngày tết.
Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích – tả lọ hoa
Trong nhà em có rất nhiều đồ dùng mới và hiện đại, như tủ lạnh, tivi, điều hòa… Nhưng em thích nhất chính là chiếc bình hoa ở trong bếp.
Chiếc bình hoa ấy đã có lâu lắm rồi. Nó được mẹ mua về từ lúc gia đình em vừa chuyển đến ngôi nhà này. Vậy nên, nó có một ý nghĩa khó có thể xóa bỏ được. Vì được làm từ lâu, nên chiếc bình đã có phần hơi cũ và xước xát đôi chỗ, nhưng những điều đó chẳng chút nào ảnh hưởng đến vẻ đẹp của nó.
Chiếc bình cao khoảng 25cm, có hình trụ như bao chiếc bình khác. Phần thân to như bắp tay của mẹ. Phần đế có xòe ra một chút để giúp cho bình dễ giữ thăng bằng. Phần miệng bình thì hơi mở ra, tạo hình như các cánh hoa đang nở. Bình được làm bằng gốm, tráng men trắng. Bên ngoài, được trang trí bằng hình ảnh của những đóa hoa cúc vàng ươm. Tuy đơn giản nhưng lại rất đẹp và tinh tế.
Thành bình được làm khá dày so với những chiếc bình thủy tinh bây giờ nên rất chắc chắn. Họa tiết trên bình cũng được vẽ tay rất tỉ mỉ và cẩn thận. Vì thế, đến nay bình vẫn đẹp lắm. Trước đây, mẹ để bình trên chiếc bàn nhỏ trong phòng khách. Nhưng do bình đã cũ, nên mẹ chuyển vị trí vào bàn ăn ở trong bếp, chứ không hề vất đi. Cứ cách vài ba ngày, mẹ sẽ lại thay hoa mới trong bình. Có khi là vài đóa hồng nhung, lúc là chùm hoa cúc, lúc thì là hoa ly đỏ… Vì bình thiết kế đơn giản, trang nhã, nên mẹ cắm hoa gì vào cũng đẹp, cũng xinh.
Đối với gia đình em, chiếc bình không chỉ là một đồ vật bình thường, mà nó còn mang ý nghĩa tinh thần quý giá. Chiếc bình chứa đựng những kỉ niệm của gia đình, đồng hành cùng mọi người, với ngôi nhà. Em sẽ giữ gìn chiếc bình thật cẩn thận, để nó có thể tiếp tục cống hiến cho ngôi nhà thật lâu nữa.
Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích – tả chiếc máy giặt
Nhà em có một chiếc máy giặt thật thông minh, nó dường như đã đảm nhiệm thay mẹ em công việc giặt quần áo cho cả nhà.
Chiếc máy giặt là em có màu trắng tinh cao tầm một mét và nó có hình trụ bốn góc vuông thật đẹp. Khi giặt chỉ cần bỏ quần áo vào trong đó mà ấn nút, lúc này đây thì chiếc máy như tự động giặt tất cả từ xả sau đó giặt và vắt. Khi máy đã hoàn thành xong công việc của mình thì lúc này đây mẹ em cũng chỉ cần lấy quần áo trong đó ra phơi nhanh chóng. Thế là coi như công việc vất vả này đã được hoàn thành một cách nhanh nhất và mẹ em cũng thấy được nó giúp cho mẹ em đi làm công việc khác.
Một chiếc máy thông minh hoạt động có hiệu quả nên nhà em ai ai cũng thích. Chiếc máy nhà em giặt được quần áo từ 7 cho đến 8 cân quần áo đủ giặt quần áo cho cả nhà em thỏa thích. Hơn nữa chiếc máy hoạt động nhanh và đem lại hiệu quả cũng rất cao mà ai ai cũng phải bất ngờ. Chiếc máy giặt nhà em được kê ở gần nhà tắm, để mỗi thành viên trong gia đình khi tắm xong lại mang ra để trong máy giặt sau đó chiếc máy giặt lại thực hiện nốt nghĩa vụ của mình. Một chiếc máy giặt như đã giúp cho mùa đông hay những ngày trời mưa nồm nếu như không vắt khô thì rất lâu khô. Có chiếc máy giặt này nhà em không lo quần áo có mùi vì nhanh chóng được phơi khô.
Em rất yêu quý chiếc máy giặt này nhà em. Mỗi ngày khi dùng xong em lại lau chùi qua bằng giẻ khô và phủ lên nó một tấm vải lớn để tránh bụi.
Dàn ý Tả đồ vật em yêu thích – tủ đựng quần áo
I. Mở bài
– Giới thiệu về chiếc tủ đựng quần áo nhà em hoặc em đã được thấy
II. Thân bài
– Tả bao quát chiếc tủ quần áo
+ Chất liệu, sắc tố
+ Hình dáng, kích cỡ
– Tả những đặc thù, cấu trúc của tủ quần áo
+ Tủ quần áo gồm mấy cánh, mấy ngăn, kích cỡ mỗi ngăn ?
+ Bề mặt cánh tủ được trang trí như thế nào, tay cầm ra sao
+ Bên trong tủ quần áo có thanh gỗ nằm ngang để treo móc quần áo
– Tả tác dụng của tủ quần áo
+ Cất quần áo ngăn nắp ngăn nắp
+ Cất chăn, ga, gối
III. Kết bài
– Cảm nhận của em về chiếc tủ quần áo
Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích – tả tủ đựng quần áo
Em có một chiếc tủ đựng quần áo rất xinh xắn. Chiếc tủ này đã gắn bó với em từ khi em còn rất nhỏ. Đến bây giờ, chiếc tủ vẫn được đặt trong góc phòng ngủ của em.
Chiếc tủ này chỉ cao chín mươi lăm phân, thấp hơn so với chiều cao của em một chút nhưng em thấy nó rất vừa vặn và hợp với phòng ngủ của em. Trên mặt tủ, em có đặt một khung ảnh gia đình và một cái đèn ngủ khiến cho chiếc tủ trông đẹp đẽ hơn. Viền trên và viền dưới của tủ được thiết kế theo hình lượn sóng khiến chiếc tủ khô cứng trở nên mềm mại.
Tủ quần áo tuy nhỏ bé như thế nhưng quan trọng hơn cả là nó rất hữu dụng. Chiếc tủ được chia làm hai phần. Phần bên trái của tủ là một ngăn treo quần áo. Ngăn này không có cánh tủ nên em dễ dàng lấy đồ mà không mất thời gian mở ra, đóng vào. Đích thân ông ngoại đã làm cho em những chiếc mắc xinh xắn vừa với tủ để em có thể treo chúng lên.
Bên phải của tủ là những ngăn kéo nhỏ dùng để đựng những món đồ nhỏ xinh. Mỗi ngăn kéo đều có 2 cánh tay cầm hình ngôi sao để em thuận tiện hơn trong việc mở tủ. Đối với em, ngăn tủ chính là một thế giới bí mật giúp em cất giữ những món đồ riêng của mình.
Mai sau, dù có lớn lên, chiếc tủ không còn đủ sức chứa những món đồ của em nữa thì em vẫn yêu mến chiếc tủ này và luôn luôn giữ gìn nó để nó trở thành vật hữu ích nhất.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 4