Tổng hợp

Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Hội An

Hội An – phố cổ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới không chỉ đơn thuần là một di sản mà nó còn là một dòng chảy mang đậm dấu ấn phát triển của đất nước Việt Nam. Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Hội An, bạn sẽ được chiêm nghiệm dòng chảy ấy một cách chân thật và rõ ràng nhất.

Hiện nay, Phố cổ Hội An là một trong những điểm đến thu hút khá nhiều du khách trong và ngoài nước. Nơi đây hấp dẫn không chỉ bởi không gian cổ kính, mang đậm dấu ấn văn hóa cổ xưa mà còn hấp dẫn bởi những đặc trưng lễ hội có một không hai, những con người hồn hậu, chân thật với chất giọng Quảng đặc trưng cùng nền ẩm thực vô cùng phong phú. Cùng Cet.edu.vn khám phá, tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Hội An để có thêm cái nhìn rõ nét về thành phố bên sông Hoài này nhé!

Bạn đang xem bài: Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Hội An

Những lễ hội truyền thống vẫn được giữ gìn trọn vẹn

Ở Hội An, hiện nay vẫn gìn giữ được nhiều loại hình lễ hội truyền thống như: lễ hội kính ngưỡng thành hoàng, lễ hội tưởng niệm những vị tổ sư ngành nghề, lễ hội kỷ niệm các bậc thánh nhân, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo. Trong đó, quan trọng nhất chính là lễ hội đình ở các làng.

Thông thường, mỗi làng đều có một ngôi đình để thờ bậc thành hoàng và các vị tiền nhân. Mỗi năm, thường là vào đầu mùa xuân, các làng lại mở lễ hội tưởng niệm các vị thánh của làng mình và tưởng nhớ công lao các vị tiên hiền.

lễ hội truyền thống
Ở Hội An vẫn giữ được các lễ hội truyền thống (Ảnh: Internet)

Vào rằm tháng giêng và rằm tháng bảy hàng năm, những người dân vùng Hội An sẽ tổ chức lễ hội Long Chu. Vào ngày lễ này, toàn thể dân làng sẽ rước Long Chu, một chiếc thuyền làm theo hình rồng, về đình và người chủ bái cùng thầy phù thủy sẽ khai quan, điểm nhãn cho Long Chu. Sau nhiều nghi lễ cúng tế, buổi tối các tráng đinh sẽ đưa Long Chu đến những nơi cần yểm và sau đó mang đốt rồi thả ra biển với mong muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ngăn chặn được dịch bệnh…

Tại các làng chài ven sông, biển của Hội An, đua ghe là một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu và thường diễn ra trong dịp mừng xuân từ mồng 2 đến mồng 7 tháng giêng, cầu ngư vào rằm tháng hai và cầu an vào khoảng trung tuần tháng ba âm lịch. Theo quan niệm, đua ghe là dịp làm vui lòng các thánh thần thượng sơn hạ thủy và những đấng khuất mặt đã phù hộ cho thôn xóm được yên bình.

Đặc biệt, phố cổ Hội An còn tổ chức Lễ hội đêm rằm phố cổ vào mỗi đêm 14 âm lịch hàng tháng. Trong dịp lễ hội, thời gian từ 17 đến 22 giờ, tất cả nhà, hàng quán, tiệm ăn đều tắt điện, toàn khu phố chìm trong ánh sáng của trăng rằm và những ngọn đèn lồng. Trên các con phố, phương tiện giao thông tạm thời bị cấm, chỉ dành cho người đi bộ. Tại các điểm di tích, nhiều hoạt động ca nhạc, thi đấu cờ tướng, trò chơi dân gian, đành bài chòi, thả hoa đăng… được tổ chức.

Lễ hội đêm rằm phố cổ
Lễ hội đêm rằm phố cổ thu hút nhiều du khách (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, như bao ngư dân ven biển khác, hằng năm, dân cư các làng chài Hội An còn tổ chức lễ tế cá Ông, tri ân cá Ông đã cứu giúp những người hoạn nạn trên biển…

Văn hóa ẩm thực mang đậm chất dân gian

Trong bữa ăn hàng ngày của người dân Hội An, các loại thủy hải sản luôn chiếm một phần lớn. Cá là một món ăn không thể thiếu trong khẩu phần hàng ngày của dân cư Hội An.

Đặc biệt, với số lượng người Hoa khá đông thì ngày nay tại Hội An vẫn lưu truyền một số thói quen, tập quán ẩm thực của người Hoa. Vào những dịp lễ tết, các dịp hôn hỉ, họ thường nấu một số món ăn riêng như bún xào Phước Kiến, cơm Dương Châu, kim tiền kê, phạch xồi… để thưởng thức và cũng là dịp nhớ lại nguồn gốc dân tộc. Những người Hoa đã góp phần làm nên sự phong phú của ẩm thực Hội An, cũng là tác giả của nhiều đặc sản chỉ có ở nơi đây.

Cơm chiên dương châu

Cơm chiên dương châu – món ăn truyền thống của người Hoa ở Hội An
(Ảnh: Internet)

Một trong những món ăn đặc sản của ẩm thực Hội An là món cao lầu. Sợi cao lầu chế biến rất công phu. Người ta ngâm gạo trong nước được lấy từ giếng sâu, sau đó xay thành nước bột. Bột được dùng vải bòng nhiều lần để khô, dẻ, cán thành miếng vừa cỡ rồi mới cắt thành sợi mì. Cao lầu không cần nước lèo, nước nhân, thay vào đó là thịt xíu, tép mỡ và để bớt béo người ta dùng kèm với giá đỗ trụng, rau sống. Khi bán, người ta chần sơ mì, giá đỗ và đổ ra bát và thêm thịt xíu hoặc thịt ba chỉ, đổ tép mỡ, thêm một muỗng mỡ heo rán sẵn ở lò bên.

Cao lầu

Cao lầu – đặc sản nổi tiếng của Hội An (Ảnh: Internet)

Bên cạnh những món đặc sản mang tính phố thị như cao lầu, bánh bao, hoành thánh, bánh vạc… Hội An còn có nhiều món ăn dân dã hấp dẫn như bánh bèo, bánh xèo, hến trộn, bánh tráng… và đặc biệt là mì Quảng. Ở Hội An, mì Quảng được bán khắp nơi, từ các quán ăn thành thị đến những hàng quán ở thôn quê, đặc biệt là những quán mì trên hè phố.

Ẩm thực truyền thống Hội An

Ẩm thực truyền thống Hội An không thể không nhắc đến mì Quảng
(Ảnh: Internet)

Không chỉ có những món ăn ngon, phong phú và hấp dẫn, các hàng quán ở Hội An còn có cách bài trí, phục vụ mang nét riêng. Những nhà hàng trong khu phố cổ thường treo vài bức tranh xưa, xung quanh trang trí chậu hoa hoặc đồ mỹ nghệ. Một số hàng quán còn có thêm hòn non bộ, hồ cá… tạo sự thư giãn, thoải mái cho thực khách. Tên gọi cũng mang tính truyền thống, được kế thừa từ đời này sang đời khác.

Bên cạnh ẩm thực truyền thống, một số món ăn, xuất xứ từ Pháp, Nhật và phương Tây vẫn được duy trì và phát triển, góp phần làm phong phú nền ẩm thực của Hội An.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực Hội An. Đây chỉ là một phần nhỏ của văn hóa phố Hội thế những cũng đã đủ hấp dẫn bạn rồi phải không nào! Và nếu yêu thích và muốn khám phá về vùng đất và con người nơi đây, bạn có thể lên kế hoạch và ghé thăm ngay nhé!

Có thể bạn quan tâm

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button