Tổng hợp

Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Thái Lan

Là một trong những thánh đường du lịch của khu vực Đông Nam Á, Thái Lan thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi những hòn đảo xinh đẹp, lễ hội náo nhiệt đầy màu sắc mà Thái Lan còn có một nền ẩm thực hấp dẫn và đặc trưng.

Đối với những ai có đôi chân yêu thích sự xê dịch và đã lỡ trót yêu xứ sở Chùa Vàng thì luôn chọn những tháng diễn ra các lễ hội truyền thống để đến và tham gia vào không khí náo nhiệt này. Là một thánh đại Phật giáo, Thái Lan thường tổ chức ngày lễ lớn hay kỷ niệm quan trọng với những nghi lễ đem lại cho các tín đồ Phật giáo trên mọi miền đất nước một cơ hội để họ đóng góp phần công đức, với những phẩm vật cúng cho các nhà sư và những đám rước đèn cầy vào ban đêm. Thậm chí, còn có nhiều nơi, có những đám đông tụ họp kể nhau nghe truyền thuyết về đức Phật.

Bạn đang xem bài: Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Thái Lan

Ngày Tết cổ truyền của người Thái

Ngày Tết cổ truyền của người Thái được gọi là Songkran, tổ chức từ ngày 13/4 – 15/4 để đón mừng năm mới. Vào ngày này, mọi người đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc té nước vào người nhau để gột rửa đi muộn phiền đón chào những điều mới. Hay lễ hội hoa đăng Loy Krathong với vô vàn ánh sáng lung linh của hàng vạn cây nến thơm và đèn trời. Do đó, nó được coi là lễ hội truyền thống lãng mạn nhất thế giới. Bên cạnh đó, còn có những ngày lễ như: Lễ hội đua thuyền Phichit, Lễ Luang Wiang Lakon…

lễ hội Loy Krathong

Lung linh huyền ảo với lễ hội Loy Krathong ở Chiang Mai (Ảnh: Internet)

Nét thú vị trong ẩm thực Thái Lan

Ngoài các lễ hội đặc trưng, nền ẩm thực Thái Lan cũng là một điểm nhấn thú vị. Văn hóa ẩm thực Thái Lan là sự kết hợp tinh tế giữa các loại gia vị, thảo dược và nguyên liệu sống để tạo nên một phong cách ẩm thực độc đáo của người Thái. Các loại thảo mộc phổ biến thường được dùng chính là gừng, sả, ớt, chanh, ràu mùi, nghệ tây, đinh hương… Và nhắc đến ẩm thực Thái, ai ai cũng nghĩ đến từ “cay” và đây cũng là vị đặc trưng của người Thái. Ẩm thực Thái Lan cũng có sự phân chia giữa 4 vùng miền, nên mỗi nơi đều có đặc trưng riêng về cách chế biến truyền thống và đặc biệt, nó chịu ảnh hưởng từ ẩm thực cung đình từ xa xưa.

Miền Bắc: Ở vùng này, các món ăn từ thịt lợn được ưa chuộng nhất và hải sản rất ít. Người miền Bắc Thái Lan nấu món ăn ít gia vị nồng, ít cay và không có nhiều vị ngọt. Và xôi là món ăn được ưa thích nhất cùng nhiều loại nước chấm như namprik noom, maprik  ong; các loại súp cay như ang hangle, gang hoh, gang kae. Các món ăn phổ biến ở miền Bắc: Cà ri chế biến từ thịt lợn, gừng, me, nghệ và món khao soy.

Miền Đông Bắc: Khác với người Bắc, người Đông Bắc thích ăn các loại thịt lạ như như cóc, thằn lằn, rắn, chuột đồng, kiến đỏ, côn trùng… Bên cạnh đó thịt lợn, gà, bò cũng được ưa thích. Ở vùng này, xôi là món ăn chính và được ăn cùng với thịt, tiết lợn, cá nướng, gà nướng…

Ẩm thực Thái Lan

Ẩm thực Thái Lan mang vị cay truyền thống và mang hương vị độc đáo
từ các loại thảo mộc (Ảnh: Internet)

Miền Trung: Đây được xem là miền ẩm thực phong phú và ngon nhất của các vùng ở Thái. Người miền Trung thích ăn cơm gạo tẻ thơm, kèm với 3 – 5 món nhứ cà ri đỏ Thái, canh chua, cá, trứng rán kiểu Thái, thịt lợn ăn kèm với rau, nước mắm. Và điều đặc biệt, các món ăn được chế biến theo phong cách hoàng gia nên khá cầu kỳ, phức tạp và thường được nấu mềm, thiên về vị ngọt.

Miền Nam: Ẩm thực miền Nam có nét đặc trưng là rất cay và phổ biến về hải sản tươi sống như tôm, cá, cua, mực ống, tôm hùm, sò, trai…Và chịu ảnh hưởng bởi ẩm thực Ấn Độ và Indonesia.

Tổng kết

Đối với một quốc gia vừa có những lễ hội đặc sắc vừa có nền ẩm thực độc đáo và cảnh quan xinh đẹp như Thái Lan thì không có bất kỳ lý do gì chúng ta không thử đặt chân đến đây 1 lần đúng không nào? Hãy khám phá ngay khi có cơ hội bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button