Tổng hợp

Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực ở Ấn Độ

Khi nhắc đến Ấn Độ, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến dòng sông Hằng linh thiêng hay tòa Taj Mahaj đồ sộ. Nhưng chưa dừng lại ở đó, Ấn Độ còn là một đất nước có nền tôn giáo, văn hóa độc đáo với những lễ hội rặc rỡ sắc màu cùng nền ẩm thực phong phú. Hãy cùng Trung cấp nghề nấu ăn tìm hiểu về những đặc trưng văn hóa lễ hội và ẩm thực của Ấn Độ trong bài viết sau đây nhé!

Những lễ hội ở Ấn Độ thường gắn liền với những truyền thuyết lâu đời. Và vào mỗi dịp khác nhau, người Ấn lại có cách chào đón, ăn mừng khác nhau. Có thể kể đến một số lễ hội như: Diwali, lễ hội ném bột màu Holi, lễ hội Ganesha, lễ hội gió mùa, lễ Carnival ở Goa, lễ hội Ugadi ở Hyderabad, lễ Shivaratri, lễ Ramadan…

Những lễ hội truyền thống ở Ấn Độ

Nếu như ở Việt Nam, Tết Nguyên Đán là dịp lễ truyền thống của dân tộc thì đối với người Ấn chính là Diwali hay còn gọi là lễ hội Ánh sáng. Vào dịp lễ này, người dân chuẩn bị rất kỳ công, người người nhà nhà đều đốt pháo ăn mừng và có những chiếc đèn bằng đất sét được thắp sáng thể hiện cho sự chiến thắng của chính nghĩa. Và một trong những lễ hội đặc biệt khác của Ấn Độ và nhiều quốc gia có cộng đồng người theo đạo Hindu sinh sống chính là dịp lễ Holi.

Bạn đang xem bài: Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực ở Ấn Độ

Lễ hội Diwali

Lễ hội Diwali, người Ấn thường thắp sáng những chiếc đền nhỏ bằng đất sét
và quây quần bên nhau (Ảnh: Internet)

Người dân vào dịp lễ Holi sẽ ném bột màu vào nhau nhằm thể hiện cho sự tự do không biên giới và không có phân biệt giai cấp trong xã hội. Hay lễ hội Ganesha kỷ niệm ngày sinh của của thần Ganesh đầu voi thân người luôn được người theo đạo Hindu ở Ấn Độ quan tâm và tổ chức long trọng.

Nền ẩm thực đặc trưng của người Ấn

Bên cạnh những mùa lễ hội đặc biệt, người Ấn Độ cũng có nền ẩm thực khá đặc trưng. Nếu như người Á Đông thường sử dụng đũa để gắp thức ăn, người Châu Âu dùng dao và thìa thì người Ấn Độ lại dùng tay. Do đó, sẽ không có gì ngạc nhiên khi bạn bắt gặp trên những thước phim Ấn Độ, người Ấn thường dùng tay không để lấy thức ăn.

Và cũng có lẽ xuất phát từ cách ăn như thế đã dẫn đến sự khác biệt rõ nét trong cách chế biến các món ăn ở nơi đây. Người Ấn thường sử dụng gạo và bột mì là hai thực phẩm chính và cơm là món ăn chính. Tuy nhiên, cách nấu cơm của người dân Ấn Độ rất khác, gạo sẽ được xào với dầu hoặc bơ rồi cho nước vào nấu, khi cơm sắp chín còn cho thêm: tiêu, hạt cumin hay quế…

Sự ảnh hưởng của tôn giáo đến văn hóa ẩm thực

Bên cạnh đó, ẩm thực Ấn Độ còn chịu sự ảnh hưởng của tôn giáo lớn là đạo Phật, đạo Hindu và đạo Hồi. Là nơi khai sinh đạo Phật, nên tư tưởng Phật giáo như không sát sinh, ăn chay đã là một phần quan trọng của ẩm thực Ấn. Vào những ngày ăn chay, người Ấn chỉ ăn những món từ ngũ cốc, không ăn cá thịt, hành tỏi. Thậm chí là các loại củ vì người Ấn cho rằng sẽ làm chết những sinh vật sống nhờ vào rễ của những loại rau củ đó. Còn đối với những người theo đạo Hindu, họ sẽ không ăn thịt bò hay những người theo đạo Hồi sẽ không ăn thịt lợn.

Sự ảnh hưởng của vùng miền đến văn hóa ẩm thực

Nền ẩm thực Ấn Độ cũng nổi tiếng với các món ăn như: Cà ri được chế biến với nhiều cách và nhiều loại nguyên liệu khác nhau; gà Tandoori; các món ăn từ cừu và đặc biệt, trong các bữa tiệc cưới hỏi hay những lễ lớn thì cừu nấu với hạnh nhân món ăn không thể thiếu. Cũng giống như ẩm thực Việt Nam hay Thái Lan, nền ẩm thực Ấn Độ cũng có sự khác biệt giữa các vùng miền. Nếu như ở miền Bắc Ấn Độ hương vị món ăn được thể hiện qua việc sử dụng cân bằng các nguyên liệu sữa, bơ sữa, sữa chua cùng ớt, nghệ, quả hạch và thường không thể thiếu nước xốt, thì miền Đông Ấn Độ như vùng Orissa, Bengal, Assam thường sử dụng mù tạc, cây thìa là Ai Cập, ớt xanh và xốt thì là.

Ẩm thực Ấn Độ

Ẩm thực Ấn Độ chịu sự ảnh hưởng của tôn giáo và vị trí địa lý (Ảnh: Internet)

Trong khi đó, món ăn tại Nam Ấn Độ chủ yếu là cơm, thịt nai, đồ chua, dừa, nước cốt dừa hay cà ri. Các món ăn của vùng này thường chứa nhiều hương vị do sử dụng các gia vị từ tự nhiên như me, dừa, đậu lăng và một số loại rau. Còn ở miền Tây Ấn Độ thì chịu ảnh hưởng bởi các món ăn Bồ Đào Nha và ở vùng Đông Bắc Ấn Độ thì lại chịu ảnh hưởng của các quốc gia lân cận như Trung Quốc hay Burma.

Với những thông tin như trên, hy vọng bạn đã có nhìn rõ hơn về văn hóa lễ hội và ẩm thực đặc sắc ở Ấn Độ. Nếu có cơ hội, bạn đừng quên khám phá và trải nghiệm những điều thú vị tại quốc gia này nhé!

Có thể bạn quan tâm

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button