Biểu mẫu

Tình thái từ là gì? Lý thuyết và bài tập chi tiết

Để sử dụng hoặc tạo các kiểu câu trong giao tiếp như câu nghi vấn, câu cầu khiến… chúng ta cần thêm một bộ phận đặc biệt là tình thái từ vào các câu đó. Vậy tình thái từ là gì? Phân loại, ví dụ, tác dụng và bài tập minh họa sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích trong bài viết này.

Khái niệm tình thái từ là gì?

a – Khái niệm 

Bạn đang xem bài: Tình thái từ là gì? Lý thuyết và bài tập chi tiết

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến với tác dụng để biểu thị sắc thái tình cảm, tâm trạng, cảm xúc  của người nói với người đọc, người nghe.

b – Ví dụ tình thái từ 

Ví dụ 1: Con ăn cơm rồi ạ

Từ ạ là tình thái từ trong câu, nếu bỏ từ “ạ” đi thì câu trên trở thành 1 câu trần thuật bình thường”  Con ăn cơm rồi”.

Ví dụ 2: Tất cả dừng tay lại đi!

Tình thái từ là từ “đi”, đây là câu cầu khiến, nhưng nếu chúng ta bỏ từ “đi” thì nó trở thành 1 câu trần thuật bình thường “ Tất cả dừng tay lại”.

Ví dụ 3: Bạn chưa làm bài tập này à?

Từ “à” là tình thái từ trong câu, giúp đổi 1 câu trần thuật bình thường thành câu nghi vấn.

Những chức năng của tình thái từ 

Việc thêm các tình thái từ vào câu để tăng tính biểu thị sắc thái, tình cảm, tâm trạng của người nói và giúp người nghe hiểu được tầm quan trọng của câu nói đó.

Để chuyển câu trần thuật thành câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán. Việc thêm các tình thái từ phù hợp vào 1 câu trần thuật bình thường có thể giúp chuyển câu đó thành nhiều loại câu khác nhau.

Phân loại tình thái từ 

Tùy vào từ được thêm vào, chúng ta có thể phân loại tình thái từ thành các loại chính gồm:

  • Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm, gồm các từ: ạ, nhé, à, cơ, mà, cơ mà

Ví dụ: Tối nay, bạn đi xem phim với mình nhé!.

  • Tình thái từ cảm thán, gồm các từ: thật, thay, sao

Ví dụ: Thương thay cũng một kiếp người – Khéo thay mang lấy sắc tài mà chi!

  • Tình thái từ cầu khiến, gồm các từ: đi, nào, thôi, nhé, nghe

Ví dụ: Nhanh tay lên nào, mọi người ơi!

  • Tình thái từ nghi vấn, gồm các từ: à, ư, hả, hử, chứ, chăng

Ví dụ: Tại sao mình phải làm việc này chứ?

Cách sử dụng tình thái từ

Phải sử dụng tình thái từ phù hợp với từng tình huống giao tiếp cụ thể mới mang lại tác dụng và đạt hiệu quả cao, cụ thể gồm:

  • Khi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi, người có chức vụ hơn mình thì nên sử dụng tình thái từ “ạ, vâng, dạ”.
  • Khi sử dụng mối quan hệ ngang hàng như bạn bè, đồng nghiệp nên sử dụng các từ” nhé, à”.
  • Khi bày tỏ một ý khác, chúng ta nên sử dụng từ “kia”.
  • Khi bày tỏ sự miễn cưỡng, thường dùng từ “vậy”.
  • Khi bày tỏ sự phân tâm, giải thích thường dùng từ “ mà”.

Bài tập ví dụ tình thái từ 

Đề bài tập 1

Trong các câu dưới đây, từ nào được in đậm là tình thái từ? Từ nào không phải là tình thái từ?

a – Em thích trường nào thì thi vào trường ấy.

b – Nhanh lên nào, anh em ơi!

c – Làm như thế mới đúng chứ!

d – Cứu tôi với!

e – Nó đi chơi với bạn nó sáng.

Đáp án bài tập 1

Câu a: Từ “ nào “ không phải là tình thái từ.

Câu b: Từ “ nào “ là tình thái từ trong câu.

Câu c: Từ “ chứ “ là tình thái từ.

Câu d Từ “ với “ là tình thái từ.

Câu e: Từ “ nào” không phải là tình thái từ.

Đề bài tập 2

Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây:

Câu a: Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: Bác trai đã khá rồi chứ?

Câu b: Con chó là của cháu nó mua đấy chứ? Mua về để nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…

Câu c: Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

Đáp án bài tập 2

Câu a: Từ “ chứ” được dùng trong trường hợp có điều muốn hỏi, nhưng người hỏi đã biết được một phần kết quả.

Câu b: Có nghĩa nhấn mạnh điều vừa khẳng định, ý muốn nói là không thể khắc phục.

Câu c: Từ “Ư” hỏi với thái độ phân vân.

Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi tình thái từ là gì? Kèm theo đó là các ví dụ minh họa kèm lời giải chi tiết.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Biểu mẫu

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button