Vợ nhặt là một trong số ít truyện ngắn nói về nạn đói năm 1945 ở miền Bắc Việt Nam. Đây cũng là tác phẩm văn học thường xuất hiện trong các kỳ thi đại học, tốt nghiệp môn ngữ văn. Để giúp các bạn hệ thống lại toàn bộ nội dung tác phẩm này, thuvienhoidap.net sẽ hường dẫn cách tóm tắt vợ nhặt – Kim Lân
Cách tóm tắt vợ nhặt thứ nhất
Anh Tràng ở xóm ngụ cư làm nghề kéo xe bò, đã lớn tuổi nhưng chưa lập gia đình, lại có tính thô kệch và một tật xấu là vừa đi vừa nói như người dở hơi. Gia đình Tràng chỉ còn hai mẹ con là hắn và bà cụ Tứ, hai mẹ con ở trong một mái nhà trang rúm ró, vắng teo. Trận đói năm 1945 diễn ra ngày một khốc liệt và vô cùng kinh khủng, người chết đói như “ ngã rạ”.
Bạn đang xem bài: Tóm tắt vợ nhặt chi tiết nhất
Một lần Tràng kéo xe thóc liên đoàn lên tỉnh, Tràng ngẫu hứng hò một câu vượt dốc rất tình, tiếng hát ấy đã thu hút một cô gái chạy lon ton lại phụ đẩy xe cho Tràng, liếc mắt, cười tít. Trong lần thứ hai gặp lại cô gái ấy, trông cô ấy khác hẳn, Thị gầy hẳn đi, áo quần tả tơi như tổ đỉa.
Một vài câu trách móc mời chào, Thị ăn một chặp bốn bát bánh đúc do Tràng đãi, mua một cái thúng hai hào dầu Tràng dẫn Thị về ra mắt mẹ mình. Xóm ngụ cư nghèo vô cùng ngạc nhiên khi thấy Tràng lần đầu tiên dẫn một cô gái về nhà, họ bàn tán xôn xao và có phần lo ngại cho Tràng.
Trong không gian nhá nhem tối, cụ Tứ gặp và ngồi trò chuyện với người con dâu mới đầy bất ngờ này. Lần đầu tiên nhà Tràng có dầu thắp đèn. Vang vẫn có tiếng ai khóc như chết đói ngoài xóm lọt vào. Vào sáng sớm ngày hôm sau, cụ Tứ và nàng dâu mới quét dọn trong nhà ngoài sân.
Bữa cơm đầu tiên trong gia đình chồng, Thị được ăn món “ cháo cám”, bà cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn với con dâu mới, chỉ nói những chuyện vui và tránh né hoàn cảnh khó khăn lúc bấy giờ. Lại một buổi sáng tiếp theo, tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen, Thị nói về chuyện Việt Minh phá và cướp kho thóc của Nhật, làm Tràng nhớ lại lá cờ đỏ bay phấp phới hôm nào.
Cách tóm tắt truyện ngắn vợ nhặt đơn giản
Vợ nhặt là tác phẩm điển hình của nhà văn Kim Lân tái hiện xã hội Việt Nam thời điểm xảy ra nạn đói năm 1945 cướp đi sinh mạng của hàng triệu đồng bào ta vì đói, vì thiếu lương thực. Câu chuyện xoay quanh số phận và cuộc đời của các nhân vật bao gồm anh Tràng, và cụ Tứ và người vợ nhặt.
Tràng là chàng trai có ngoại hình xấu xí, thô kệch là người sống ở xóm ngụ cư. Người vợ nhặt là một người phụ nữ không quê quán, không lai lịch, không tên tuổi, gầy và rách rưới. Trong một lần kéo xe thóc lên tỉnh, hai người gặp nhau bằng vài câu bông đùa và bốn bát bánh đúc, Thị theo Tràng về làm vợ, Tràng bỗng dưng nhặt được vợ. Sự việc này khiến cho nhiều người ngạc nhiên, bà cụ Tứ là mẹ của Tràng thấy con lấy vợ trong hoàn cảnh éo le, khó khăn, đói khát, bà vừa ngạc nhiên, vừa lo lắng, vừa thương con.
Bà là người rất tâm lý, bà chúc phúc cho cặp vợ chồng trẻ, cụ vui vẻ, hy vọng tương lai của hai đứa sẽ bớt khó khăn, cùng nhau đi qua cơn hoạn nạn này. Bữa cơm gia đình đón nàng dâu mới trong những ngày đói khát chỉ có bát cháo loãng và nồi chè khoán chát đắng nhưng vẫn ngập tràn sự yêu thương, sẻ chia của người mẹ nghèo dành cho các con.
Cuối tác phẩm là hình ảnh lá cờ đỏ tung bay phấp phới, tiếng trống thúc thuế vang lên, hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc Nhật chia cho người dân nghèo gợi lên bao hy vọng về một tương lai tươi sáng của nhân vật Tràng cũng như những người nông dân nghèo lúc bấy giờ.
Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt ngắn gọn
Truyện ngắn vợ nhặt đã dựng lên một sự thật đau lòng lúc bấy giờ, con người phải vật vờ sống qua ngày với xung quanh là cái đói bao trùm, ám ảnh. Người nông dân như bị đẩy đến bước đường cùng, bị cái đói làm cho méo mó nhân cách, nhưng họ vẫn sẵn sàng chia sẻ cho nhau từng miếng cơm, manh áo và cùng nhau mơ về một tương lai tươi sáng.
Nhân vật chính trong tác phẩm vợ nhặt là Tràng, một thanh niên nghèo lại là dân ngụ cư. Trong một lần đẩy xe thóc lên tỉnh thì tình cờ nhặt được vợ. Cô vợ nhặt đã tình nguyện theo Tràng chỉ sau một câu nói đùa và 4 chén bánh đúc. Họ cùng nhau về mái nhà cũ nát và chia sẻ những ngọt bùi, cay đắng với nhau.
Người mẹ của Tràng, cụ Tứ luôn an ủi người vợ nhặt về một tương lai tươi sáng hơn. Cuối tác phẩm là hình ảnh phá kho thóc Nhật của Việt Minh và hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới dấy lên hy vọng cho những người dân nghèo đang trong cảnh lầm than.
Tham khảo thêm:
Cách mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
Cách mở bài người lái đò sông Đà đơn giản
Tóm tắt đoạn trích vợ nhặt – Kim Lân
Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư từ lúc nào. Nhiều người từ nơi khác kéo lên đây, sống không bằng chết, xanh xám như những bóng ma, vật vờ đi kiếm ăn. Trong xóm có anh Tràng, có vẻ bờ ngoài xấu xí, sống cùng mẹ già là bà cụ Tứ.
Đối với Tràng ước mơ về một cô vợ, một mái ấm nhỏ của riêng mình là một điều ước quá xa xỉ vì cái ăn còn không có thì làm sao nghĩ đến hạnh phúc lứa đôi. Hằng ngày Tràng đi kéo xe bò thuê kiếm ăn qua ngày. Trong một lần kéo xe thóc liên đoàn lên tỉnh, Tràng đã quen với một cô gái.
Vài ngày sau gặp lại Tràng không còn nhận ra cô gái ấy nữa bởi cái vẻ ngoài tiều tụy, đói rách đã làm cô gái khác đi rất nhiều. Tràng hào phóng mời cô gái ăn một bữa, cô gái ăn liền một lúc bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói nữa thật, nữa đùa, cô gái đã theo Tràng về làm vợ.
Một buổi chiều, giữa cảnh tối sầm lại và hoang tàn vì đói khát ấy, người ta thấy Tràng dẫn theo một người đàn bà về nhà. Người trong xóm vô cùng ngạc nhiên, nhưng họ cũng lo lắng thay cho gia đình Tràng, trong cảnh nghèo đói, khó khăn lúc này, thêm người là thêm một miệng ăn.
Về đến nhà, Tràng giới thiệu vợ với mẹ một cách trân trọng trìu mến “ Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi ấy u ạ!”. Bà cụ Tứ sau những phút giây mà cảm xúc vui buồn mừng tủi lẫn lộn đã mở rộng vòng tay đón con dâu mới.
Đêm tân hôn, hai người sượng sùng chẳng biết nói gì. Ánh đèn vàng đục ở góc nhà tỏa ra ấm áp kéo dài hai cái bóng trên vách. Bên ngoài gió từ mặt sông thổi lên rì rào lẫn với tiếng ai hờ khóc ngoài xóm lúc nhỏ, lúc to.
Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa hè nắng chói lóa, bà cụ Tứ với con dâu đang cùng nhau dọn dẹp, quét tước trong ngoài. Trước cảnh tượng ấm cúng ấy, một niềm vui sướng phấn chấn đột ngột trào dân trong lòng. Tràng cảm thấy mình nên người, thấy có bổn phận phải lo cho cái tổ ấm này.
Bữa ăn trong ngày đói thật thảm hại, một lùm rau chuối thái rồi, một niêu cháo lõng bõng nước kèm theo một đĩa muối. Trong hoàn cảnh thiếu thốn đó, bà cụ Tứ nói chuyện với hai con một cách rất hứng khởi và đầy tin tưởng về tương lai.
Từ đàng xa, tiếng trống thuế dồn dập vang lên. Trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh người dân đói đang kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là cờ đỏ bay phấp phới trong gió.
Kết luận: Đây là những cách tóm tắt vợ nhặt – Kim Lân chi tiết và đầy đủ nhất.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Biểu mẫu