Truyền thông hiện nay đang chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Truyền thông đã và đang đi sâu vào mọi lĩnh vực của cuộc sống và tạo ra những tác động tích cực hơn cho xã hội. Vậy truyền thông là gì? Hãy cùng theo chân Cmm.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Truyền thông là gì?
Định nghĩa truyền thông là gì?
Định nghĩa về truyền thông còn được hiểu một cách đơn giản nhất là quá trình trao đổi cũng như tương tác các thông tin giữa hai hoặc nhiều người nhằm mục đích để tăng sự hiểu biết, nhận thức của mọi người.
Bạn đang xem bài: Truyền Thông Là Gì? 9 Bước Xây Dựng Kế Hoạch Truyền Thông
Hoặc có thể hiểu truyền thông chính là những sản phẩm do chính con người tạo ra, đồng thời cũng là nguồn động lực lớn thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Ví dụ về truyền thông
Có thể hiểu một cách đơn giản, truyền thông là những mẩu quảng cáo bạn bắt gặp trên truyền hình, các mạng xã hội, báo chí… về một sản phẩm, cá nhân hoặc tổ chức nào đó.
Ví dụ như quảng cáo Sữa chuối tranh tài từ hãng sữa Vinamilk chẳng hạn.
Một số khái niệm liên quan đến truyền thông
Ngành truyền thông là gì?
Một khái niệm liên quan đến truyền thông khá phổ biến hiện nay mà chắc hẳn ai cũng từng nghe đến chính là ngành truyền thông. Vậy ngành truyền thông là gì?
Ngành truyền thông không chỉ được hiểu đơn giản là ngành làm báo hoặc đơn thuần là làm quảng cáo.
Ngành truyền thông là một khái niệm khá rộng và bao gồm nhiều những khái niệm liên quan khác nữa, có thể kể đến như:
Ngành truyền thông báo chí
Báo chí là một phần trong lĩnh vực truyền thông. Nhắc đến báo chí thì chắc hẳn ai cũng biết, nó bao gồm báo in, báo điện tử, báo hình, báo phát thanh. Đặc trưng của ngành này là tính thời sự, tính thực tế, và chính xác cao.
Ngành truyền thông thực hành
Truyền thông thực hành bao gồm: Public Relations (PR), Corporate Communication, và Non-profit Communication.
Trong đó PR chính là khái niệm được sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống hiện nay.
PR chính là sử dụng các chiến lược và thông điệp rõ ràng đạt được những mục đích cụ thể. PR nhằm tiếp cận thay đổi tư duy nhận thức của đối tượng cụ thể, nhằm đạt mục đích nào đó.
Ngành truyền thông Media
Ngành truyền thông Media là một trong những ngành khá hot hiện nay và cũng thu hút được rất nhiều người quan tâm.
Việc sử dụng máy ảnh, máy quay các ứng dụng, phần mềm, để tạo ra các ấn phẩm truyền thông được hiểu là truyền thông Media.
Có rất nhiều hướng để phát triển ngành truyền thông Media. Thiết kế đồ họa, quay dựng video, hoặc thậm chí là content, tất cả đều là một phần của truyền thông Media. Đây cũng là một lựa chọn nghề nghiệp lý tưởng cho GenZ hiện nay.
Ngành nghiên cứu truyền thông
Một khái niệm nữa cũng nhận được không ít sự chú ý của mọi người chính là ngành nghiên cứu truyền thông. Nghiên cứu truyền thông là lĩnh vực được tạo ra để nghiên cứu chiến lược cho các loại hình truyền thông ở trên.
Những người theo đuổi ngành này không phải là người thực hiện trực tiếp các dự án truyền thông. Nhưng họ có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả của một hoạt động truyền thông.
Ban truyền thông là gì?
Ban truyền thông còn được gọi là bộ mặt của một tổ chức, đơn vị, công ty, doanh nghiệp vì đây chính là nơi truyền tải thông tin đến các chương trình, công chúng và xã hội.
Đây chính là bộ phận sáng tạo đồng thời phụ trách mọi thao tác truyền thông.
Những thao tác cơ bản mà ban truyền thông phải thực hiện có thể kể đến như: Phụ trách xây dựng nội dung, xây dựng chiến lược, thiết kế hình ảnh, video và sử dụng phần mềm kỹ thuật để sản xuất chương trình.
Hỗ trợ truyền thông là gì?
Việc mở rộng phạm vi phủ sóng cho các sản phẩm, chương trình là điều mà doanh nghiệp nào cũng đang hướng tới tuy nhiên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có đủ khả năng để tự mình tạo nên một phạm vi truyền thông đủ mạnh.
Để khắc phục vấn đề này, các đơn vị thứ 3 được xem như tổ chức có trách nhiệm trong việc thu hút các khách hàng tiềm năng thông qua các chương trình, thực hiện hành động hỗ trợ truyền thông.
Thông điệp truyền thông là gì?
Thông điệp truyền thông là một vấn đề được rất nhiều nhà kinh tế cũng như nhà quản trị quan tâm.
Do nội dung của thông điệp truyền thông rất rộng về phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận nên ở mỗi góc nhìn lại có quan điểm khác nhau về thông điệp truyền thông.
Thông điệp truyền thông chính là những suy nghĩ, ý định mà nhà quản trị truyền thông muốn gửi gắm đến với mọi người. Tuy nhiên thông điệp này cũng cần phải đáp ứng và đảm bảo đủ những nhu cầu về ý nghĩa.
Vai trò của truyền thông là gì?
Truyền thông chính là yếu tố rất quan trọng trong những chiến lược xây dựng và phát triển marketing. Đây chính là phương tiện vô cùng hiệu quả để quảng bá thương hiệu, truyền thông chính là yếu tố quyết định sự sống còn hay sự bùng nổ của thương hiệu.
Những vai trò chính của truyền thông cơ bản như:
- Truyền thông chính là phương tiện đem thương hiệu của bạn đến gần với khách hàng thông qua những hình thức truyền thông cơ bản như truyền hình, truyền miệng hay qua internet.
- Thông qua, quá trình quảng bá và truyền tải chia sẻ thông tin đến khách hàng góp phần xây dựng lòng tin và thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.
- Truyền thông chính là hoạt động mang tính chất đa chiều. Bởi vậy, cũng cần có những nhận biết rõ ràng về thông tin để có thể phản hồi với khách hàng để nhằm mục đích phát huy tối ưu thông tin sửa đổi và điều chỉnh thông tin mang tính nhiễu.
Sức mạnh của truyền thông hiện nay
Ngành truyền thông có thể nói là một trong những ngành có tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển chung của xã hội hiện nay.
Có thể thấy truyền thông gần như có tác động đến mọi đối tượng, mọi mặt của đời sống. Truyền thông có tính định hướng cao và sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.
Không đơn giản mà truyền thông lại được xem là công cụ hữu hiệu số 1 để truyền đi thông điệp, định hướng và lan tỏa.
Chúng ta đều có thể nhận ra hiện nay con người gần như được kết nối với nhau qua các thiết bị như tivi, máy tính, điện thoại. Đây cũng chính là một cách lý giải tại sao truyền thông lại có thể len lỏi khắp cuộc sống của chúng ta như vậy.
Truyền thông càng quan trọng hơn khi chúng được sử dụng trong kinh doanh, thương mại.
Các kênh, phương tiện truyền thông được khai thác một cách triệt để. Hàng năm hàng tỉ đô la được chi ra cho các chiến lược truyền thông của nhiều doanh nghiệp, và nó cũng mang lại nguồn lợi khổng lồ cho các công ti cung cấp dịch vụ này.
Các yếu tố căn bản của truyền thông là gì?
Những yếu tố cơ bản của truyền thông mà những bạn quan tâm nhất định phải biết là:
- Nguồn: là yếu tố mang thông tin khởi xướng và tiềm năng khi bắt đầu quá trình truyền thông.
- Nội dung: Chính là thông điệp mà truyền thông muốn truyền tải tới mọi người.
- Kênh truyền thông: Có thẻ sử dụng các phương tiện, cách thức khác nhau tùy vào thời điểm hay nhu cầu sử dụng.
- Người nhận: Là những cá nhân hay tổ chức sẽ tiếp nhận thông điệp.
- Phản hồi: Là ý kiến, thông tin ngược từ người nhận chuyển về.
- Nhiễu: Một số thông tin có thể bị sai lệch trong quá trình lan truyền thông điệp.
Các phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay
Các phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay có thể kể đến bao gồm báo chí, truyền hình, internet, phát thanh sách, quảng cáo, băng đĩa, điện thoại trực tiếp.
Cách lập kế hoạch truyền thông hiệu quả và nguyên tắc khi xây dựng thông điệp truyền thông
Để Cmm.edu.vn mách bạn cách lập kế hoạch truyền thông một cách hiệu quả nhất nhé.
Bước 1: Xác định mục tiêu dự án cụ thể
Trước khi bắt đầu làm dự án nào, chúng ta cần phải đặt cho mình mục tiêu cụ thể để sau một thời gian xác định có thể đo xem mục tiêu mà mình đặt ra ban đầu có thực hiện được hay không.
Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông
Mục tiêu truyền thông của các dự án, các hoạt động xã hội có đặc điểm là phải cụ thể để đo lường được và mục tiêu đó phải được đặt trong một khoảng thời gian hữu hạn.
Bước 3: Xác định công chúng mục tiêu
Xác định công chúng mục tiêu cho hoạt động truyền thông là bước quan trọng, nếu công chúng mục tiêu quá rộng cần phải chia họ ra thành nhiều nhóm khác nhau để lập kế hoạch truyền thông cho từng nhóm riêng.
Bước 4: Tạo thông điệp truyền thông
Thông điệp truyền thông có vị trí rất quan trọng vì đó là cái mà bạn muốn nói và phải nói khi thực hiện kế hoạch truyền thông. Mỗi thông điệp làm ra phải đáp ứng đủ những nguyên tắc như phải thúc đẩy hành động.
Câu thông điệp cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, và chú ý thông điệp không phải là slogan.
Khi xác định thông điệp truyền thông, cần xuất phát từ việc người ta quan tâm cái gì, người ta cần gì để nói cái đó và đưa đến cái đó nhằm thỏa mãn sự quan tâm của công chúng mục tiêu.
Bước 5: Lên chiến lược
Đó là cách kể câu chuyện đó ra ngoài, cần có cách kể chuyện hấp dẫn, thu hút
Bước 6: Xác định chiến thuật
Là cách kéo dài, nói lại nhiều lần. Phải tạo được ấn tượng ban đầu tốt thì sau đó mới thu hút được sự quan tâm chú ý của công chúng về sau.
Bước 7: Chọn kênh và thiết kế vật phẩm
Cần chọn kênh truyền thông nào mà chúng ta có công chúng mục tiêu ở đó và tùy thuộc vào việc công chúng mục tiêu của chúng ta ở đâu.
Đối với việc thiết kế vật phẩm tùy thuộc vào kênh mà chúng ta lựa chọn, ví dụ báo chí có các bài báo, những kênh ảnh có những bức ảnh, mạng xã hội có thể đưa những clip, radio…
Bước 8: Lập kế hoạch truyền thông và ngân sách
Cần mô tả rõ vật phẩm nào sẽ được ra vào thời điểm nào và hết bao nhiêu tiền, nên áp dụng cách gây tranh cãi và đá qua đá lại để tạo “nghị luận truyền thông”. Dự phòng và xử lý khủng hoảng, khi dự phòng cần có kinh nghiệm và trải nghiệm; xử lý khủng hoảng cần có kỹ năng.
Bước 9: Đo lường và báo cáo
Bước cuối cùng của kế hoạch truyền thông nhằm đo mục tiêu mà chúng ta đã đặt ra, rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Xem thêm:
Trên đây là những chia sẻ của Cmm.edu.vn xoay quanh câu hỏi truyền thông là gì? Nếu thấy hay thì đừng quên Like và Share để Cmm.edu.vn có thêm động lực mang đến nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Là gì