Từ láy không chỉ là một biện pháp tu từ thường được sử dụng trong văn học, thơ ca mà ngay cả trong cuộc sống thường ngày nó cũng là một cách biểu đạt cảm xúc hiệu quả. Vậy từ láy là gì? Hãy cùng Cmm.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Từ láy là gì?
Định nghĩa từ láy là gì lớp 4
Từ láy là cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Từ láy đặc biệt ở chỗ nó không bao giờ là một danh từ.
Bạn đang xem bài: Từ Láy Là Gì Và 4 điều Cần Lưu ý để Phân Biệt Từ Láy Từ Ghép
Advertisement
Không giống với từ ghép, đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ có một từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.
Ví dụ về từ láy
Có thể thấy từ láy thường được sử dụng nhiều trong thơ ca hay các tác phẩm văn học nhằm mục đích miêu tả cũng như nhấn mạnh vẻ đẹp hoặc diễn đạt cảm xúc, âm thanh,…
Advertisement
Advertisement
Một số ví dụ về từ láy thường thấy như: Xinh xinh, long lanh, tim tím, lấp lánh, lao xao, thì thào, lâm râm, mênh mông, róc rách, lách cách, ríu rít, líu lo,…
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng
Mênh mông bát ngát
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng
Bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đồng đồng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Tác dụng của từ láy
Từ láy là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc biểu đạt, miêu tả cảm xúc cũng như những chuyển biến của mọi thứ xung quanh.
Chính vì vậy đây là một trong những thủ pháp thường gặp trong thơ ca hay các tác phẩm văn học.
Nhằm mục đích tạo ra được sắc thái biểu cảm cũng như âm điệu cho câu từ nên người ta thường ưu tiên sử dụng từ láy.
Bên cạnh đó từ láy còn có khả năng thể hiện được những cung bậc cảm xúc và tâm trạng của tác giả. Và đây cũng chính là một biện pháp nghệ thuật mang lại hiệu quả cao trong văn học.
Các loại từ láy
Vậy có mấy loại từ láy? Dựa vào cấu trúc, cấu tạo thì từ láy thường sẽ được chia thành hai loại chính có thể kể đến là từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. Hãy cùng đi sâu tìm hiểu từng loại từ láy sau nhé.
Từ láy toàn bộ
Từ láy toàn bộ còn được định nghĩa là loại từ được láy giống nhau cả về phần âm lẫn vần ví dụ như xanh xanh, luôn luôn, ào ào, cao cao, nghiêng nghiêng, ầm ầm,…
Dễ thấy với những từ láy toàn bộ thường sẽ mang ý nghĩa nhấn mạnh tính chất, mức độ của sự vật, sự việc.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp nhất định, nhằm nhấn mạnh và tạo sự tinh tế hài hòa về âm thanh, một số từ còn được thay đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu ví dụ như đo đỏ, khanh khách, lanh lảnh, thăm thẳm, bần bật, thoang thoảng,…
Từ láy bộ phận
Không giống như từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận là loại từ được láy giống nhau một phần, có thể là phần âm hoặc là phần vần. Dựa vào bộ phận được lặp lại nhằm nhấn mạnh một sự vật, hiện tượng, từ láy bộ phận được chia thành 2 loại:
- Láy âm: Là những từ có phần âm lặp lại nhau.
Ví dụ như: Mênh mông, miên man, xinh xắn, ngơ ngác, mộc mạc,…
- Láy vần: Là những từ có phần vần lặp lại nhau.
Ví dụ như: Chênh vênh, liêu xiêu, lao xao, liu diu, cheo leo, bồi hồi,…
Phân biệt từ ghép và từ láy
Người ta vẫn thường nói, “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp tiếng Việt” quả không sai.
Cấu tạo từ vựng Việt Nam phức tạp vì vậy việc để phân biệt được từ ghép và từ láy là một việc không hề dễ dàng. Tuy nhiên những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết khó khăn này. Cùng theo dõi nhé.
Phương diện | Từ ghép | Từ láy |
Định nghĩa | Từ ghép là từ được tạo thành bởi hai tiếng trở lên có nghĩa. | Từ láy là cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. |
Nghĩa của từ | Cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa.
Ví dụ: Nhà cửa, đất nước, sông núi, quê hương,… |
Từ láy có thể tạo thành bởi một từ có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa. |
Nghĩa của từ khi đảo vị trí | Đối với từ ghép, chính vì nó được tạo thành bởi 2 từ có nghĩa nên khi đổi vị trí các tiếng vẫn có ý nghĩa. | Còn đối với từ láy thì khi đảo trật tự các tiếng, từ láy đó không có nghĩa. |
Thành phần Hán Việt | Dễ thấy, có thành phần Hán Việt trong câu là từ ghép. | Từ phức có thành phần Hán Việt trong câu không phải từ láy. |
Bài tập về từ láy
Để củng cố cho những kiến thức về từ láy chúng ta đã được giới thiệu ở trên thì hãy thử cùng nhau thực hành làm một số bài tập nhỏ về từ láy nhé.
Nếu muốn hoàn thành đúng những bài tập này thì đừng quên xem lại thật kỹ những lưu ý ở bài viết trên bạn nhé.
Bài 1. Đâu là từ láy?
A. cỏ cây
B. lấp ló
C. thân thương
D. mơ mộng
Bài 2. Đâu là từ láy toàn bộ?
A. lấp ló
B. mờ mịt
C. gập ghềnh
D. đo đỏ
Bài 3. Đâu là đáp án chỉ có từ láy?
A. lạnh lùng, thăm thẳm, gồ ghề
B. máy tính, trăng trắng, mấp mé
C. thấp thoáng, hoa lan, quả mận
Bài 4. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
Nhỏ nhắn, lạnh lẽo, bấp bênh, con đường, hoa quả, điện thoại, xinh xắn, xa xôi, máy tính, xấu xí, xinh đẹp, lo lắng, chạy nhảy, nhảy nhót, mơ màng, mơ ước, thấp thoáng.
Bài 5. Cho đoạn thơ sau:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”
(Bếp lửa, Bằng Việt)
Tìm các từ láy trong đoạn thơ sau.
Bài 6. Tìm từ láy trong đoạn thơ sau:
“Con chim chiền chiện
Bay vút, vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào.
Cánh đập trời xanh
Cao hoài, cao vợi
Tiếng hót long lanh
Như cành sáng chói”
(Con chim chiền chiện, Huy Cận)
Bài 7: Tìm từ lái trong đoạn thơ dưới đây:
Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
Buồng the phải buổi thong dong,
Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Đáp án:
Bài 1: B
Bài 2: D
Bài 3: A
Bài 4:
- Từ ghép: con đường, hoa quả, điện thoại, máy tính, xinh đẹp, chạy nhảy, mơ ước.
- Từ láy: nhỏ nhắn, lạnh lẽo, bấp bênh, xinh xắn, xa xôi, xấu xí, lo lắng, nhảy nhót, mơ màng, thấp thoáng.
Bài 5:
Từ láy: chờn vờn
Bài 6:
Từ láy: ngọt ngào, long lanh
Bài 7:
Từ láy: lập lòe, thong dong
Xem thêm:
Trên đây là những chia sẻ của Cmm.edu.vn để giải đáp cho câu hỏi từ láy là gì? Nếu thấy hay thì đừng quên Like và Share để Cmm.edu.vn có thêm động lực mang đến cho bạn nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp