Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt (3 mẫu)
Với 3 bài văn Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý từ đó biết cách viết bài tập làm văn lớp 6.
Bạn đang xem bài: Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt
Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt
Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt – mẫu 1
Tình bạn là một trong những tình cảm đẹp và cao quý trong mỗi con người. Thế nhưng, có nhiều bạn không biết trân trọng những tình cảm quý giá đó mà làm những việc xấu, khiến bạn bè tổn thương cả về thể xác lẫn tâm hồn. Bài thơ “Bắt nạt” với giọng điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh đã nói lên thực trạng của vấn nạn học đường và đề ra những bài học quý giá trong cách nhìn nhận bản thân của các bạn. Nhà thơ đã hóa thân vào một cậu bé khẳng định rằng mình không thích bắt nạt, bắt nạt là xấu và hướng bạn bè đến cuộc sống lành mạnh hơn. Ai cũng muốn mình có cuộc sống vui vẻ, và để được vui vẻ chúng ta nên có bạn bè, vì vậy hành động bắt nạt bạn bè là vô cùng xấu. Những câu hỏi tu từ được lặp đi lặp lại cuối đoạn thơ “Sao không trêu mù tạt?”, “Sao không yêu lại còn…?” vừa tạo nhịp điệu cho văn bản vừa nhấn mạnh lời nhắc nhở của cậu bé đối với các bạn. Có thể thấy, bắt nạt bạn bè là tình trạng đáng buồn trong môi trường học đường ngày nay, bài thơ của tác giả với giọng điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh đã gợi ra những bài học quý giá trong cách cư xử với bạn bè. Để có một cuộc sống tốt đẹp, chúng ta cần có lối sống lành mạnh, văn minh, tu dưỡng đạo đức và trí tuệ để sau này có thể trở thành người có ích.
Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt – mẫu 2
Bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã nói lên một thực trạng trong cuộc sống. Đó là vấn nạn bạo lực học đường đang diễn ra ngày càng nhiều. Nhân vật trong bài để khẳng định thái độ “không thích bắt nạt” và cho rằng “bắt nạt là xấu”. Để từ đó, tác giả hướng người đọc đến cuộc sống lành mạnh hơn. Đồng thời, mỗi người đều có những sở thích, đam mê riêng. Và chúng ta luôn mong muốn cuộc sống của mình hạnh phúc. Những câu hỏi tu từ được lặp đi lặp lại cuối đoạn thơ “Sao không trêu mù tạt?”, “Sao không yêu lại còn…?” vừa tạo nhịp điệu cho bài thơ, vừa gửi gắm lời khuyên quý giá. Cuối bài thơ, tác giả một lần nữa khẳng định “vẫn không thích bắt nạt” với lí do “vì bắt nạt rất hôi”. Chỉ một từ “hôi” nhưng lại đánh vào tâm lí mỗi người. Người đọc đã nhận ra cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Qua đó, chúng ta cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.
Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt – mẫu 3
Bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Với ngôn ngữ thơ hồn nhiên, trong sáng, bài thơ đã nói lên một thực trạng đang tồn tại trong cuộc sống – bạo lực học đường. Tác giả đã hóa thân vào nhân vật trong bài để thẳng thắn phê bình hành vi “bắt nạt”. Bởi trong cuộc sống, chúng ta có thể làm rất nhiều việc khác thay vì bắt nạt người khác: học hát, nhảy híp-hóp… – những việc làm có ý nghĩa cho bản thân. Đối với những người bị bắt nạt, nhân vật đã thể hiện sự gần gũi, tôn trọng và cảm thấy những người bạn nhút nhát hay bị bắt nạt cũng rất đáng yêu, bênh vực và sẵn sàng giúp đỡ nếu họ tiếp tục bị bắt nạt. Thậm chí, nhân vật trong bài đã đặt ra thử thách những ai thích bắt nạt hãy đến gặp mình. Đồng thời khẳng định mình đã bị bắt nạt nhiều lần nhưng vẫn không thích bị bắt nạt… Từ “bắt nạt” được lặp lại tới bảy lần trong bài. Đó là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Việc lặp lại cụm từ như vậy nhằm nhấn mạnh thái độ thẳng thắn phê bình, không đồng tình với hành vi bắt nạt người khác. Như vậy, khi đọc xong bài thơ này, mỗi người đọc sẽ hiểu được rằng cần phải tránh xa việc bắt nạt người khác, đồng thời khi thấy có người bị bắt nạt cần phải giúp đỡ họ.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 6