Văn mẫu lớp 6

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về văn bản Góc nhìn

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về văn bản Góc nhìn (2 mẫu)

Với 2 bài văn Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về văn bản Góc nhìn sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý từ đó biết cách viết bài tập làm văn lớp 6.

Bạn đang xem bài: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về văn bản Góc nhìn

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về văn bản Góc nhìn

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về văn bản Góc nhìn – mẫu 1

Trong văn bản “Góc nhìn”, tác giả đã đưa ra câu chuyện về bất lợi của nhà vua và cuộc đối thoại giữa nhà vua với anh người hầu. Từ đó cho thấy đôi khi, mỗi người trong cuộc sống cần đặt mình vào những góc nhìn khác nhau để cảm nhận mọi thứ một cách đầy đủ nhất. Sau khi lắng nghe lời khuyên của anh người hầu, nhà vua đã quyết định thay đổi bản thân và đưa ra quyết định sáng suốt. Các bạn thấy đấy! Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta không cần bắt cả thế giới phải thay đổi theo mình. Điều chúng ta cần đơn giản chỉ là thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ của bản thân mà thôi. Chúng ta có thể thay đổi chính cách ứng xử của mình, có thể học cách suy nghĩ trước khi hành động, học cách hành động bằng trái tim yêu thương thay vì phản ứng bằng thái độ tức giận hay tổn thương. Khi chúng ta ngừng chú tâm vào khó khăn, cách giải quyết sẽ xuất hiện. Để có một cuộc sống, một nơi chốn hạnh phúc để sống, sẽ tốt hơn nếu bạn thay đổi bản thân và suy nghĩ của bạn, chứ không phải bắt thế giới thay đổi bởi “Nếu bạn thay đổi, cả thế giới sẽ thay đổi”. Hãy thay đổi chính bạn, bạn sẽ thấy thế giới này đẹp hơn rất nhiều!

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về văn bản Góc nhìn (2 mẫu)

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về văn bản Góc nhìn – mẫu 2

Để có một cuộc sống, một nơi chốn hạnh phúc để sống, sẽ tốt hơn nếu bạn thay đổi bản thân và suy nghĩ của bạn, chứ không phải bắt thế giới thay đổi bởi “Nếu bạn thay đổi, cả thế giới sẽ thay đổi”.Trong văn bản “Góc nhìn”, tác giả đã đưa ra câu chuyện về bất lợi của nhà vua và cuộc đối thoại giữa nhà vua với anh người hầu.

Nguyên nhân của những cách nhìn khác nhau là: sự khác biệt về hoàn cảnh sống, địa vị xã hội: Nhà vua là người đứng đầu một vương quốc có quyền lực, của cải. Bởi vậy mà không hiểu được sự lãng phí của việc bao phủ các con đường bằng da súc vật. Còn người hầu có địa vị thấp kém, sống nghèo khổ nên mới nghĩ ra việc đưa cách. Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là: Con người cần nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Từ đó mới có thể hiểu rõ vấn đề, đưa ra những kết luận đúng đắn nhất.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 6

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button