Giáo dục

Viết đoạn văn phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

viet doan van phan tich noi nho cha me cua thuy kieu trong doan trich kieu o lau ngung bich

Bạn đang xem bài: Viết đoạn văn phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Viết đoạn văn phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

I. Dàn ýViết đoạn văn phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Chuẩn)

1. Mở đoạn

Giới thiệu về tác giả, đoạn trích và vấn đề cần phân tích: Nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều.

2. Thân đoạn

– Thúy Kiều lo lắng, xót xa nghĩ đến cảnh cha mẹ già “tựa cửa hôm mai” mong ngóng tin con.
– Tự trách vì không làm tròn chữ hiếu, không thể phụng dưỡng cha mẹ khi về già.
– Chỉ một từ “xót” thôi đã diễn tả trọn vẹn tấm lòng hiếu thảo của nàng dành cho đấng sinh thành.
– Điển cố về Sân Lai, gốc tử và các thành ngữ “rày trông mai chờ”, “quạt nồng ấp lạnh”, “cách mấy nắng mưa” thể hiện sống động tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều.

– Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình kết hợp với những thành ngữ, điển tích, điển cố.

3. Kết đoạn

Cảm nhận chung

II. NhữngViết đoạn văn phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích hay nhất

1. Viết đoạn văn phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, mẫu 1 (Chuẩn)

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thuộc phần 2 Gia biến và lưu lạc. Đoạn trích viết về cảnh ngộ đáng thương và tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng của Thúy Kiều khi bị Tú Bà “giam lỏng” ở lầu Ngưng Bích. Trong khung cảnh rộng lớn nhưng vắng vẻ, rợn ngợp của lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều đã nhớ về Kim Trọng, về cha mẹ. Trong nỗi nhớ cha mẹ, nàng xót xa, tự trách vì không làm tròn chữ hiếu, không thể phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Chỉ một từ “xót” thôi đã diễn tả trọn vẹn tấm lòng hiếu thảo của nàng dành cho đấng sinh thành. Thúy Kiều lo lắng, xót xa nghĩ đến cảnh cha mẹ già “tựa cửa hôm mai” mong ngóng tin con. Nàng tự trách vì không ở bên phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi thời tiết thay đổi. Thông qua sử dụng điển tích, điển cố về Sân Lai, gốc tử và các thành ngữ “rày trông mai chờ”, “quạt nồng ấp lạnh”, “cách mấy nắng mưa”, đại thi hào Nguyễn Du đã tái hiện sống động nỗi nhớ và những tâm trạng phức tạp của nàng Kiều với cha mẹ, đó là nỗi lo lắng, tấm lòng hiếu thảo của một người con. Bút pháp tả cảnh ngụ tình kết hợp với ngôn ngữ độc thoại nội tâm được sử dụng trong 4 câu thơ đã thành công tâm trạng buồn thương và nỗi nhớ mong của Thúy Kiều.

2. Viết đoạn văn phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, mẫu 2 (Chuẩn)

Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, nhà thơ Nguyễn Du đã dựng lên bức tranh tâm cảnh sống động nhưng cũng rất đỗi xót xa của Thúy Kiều. Trong đoạn trích, có 4 câu thơ nói về nỗi nhớ gia đình, bố mẹ và tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều.

Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm

Ở lầu Ngưng Bích quạnh vắng, Thúy Kiều đã nhớ về cha mẹ, lo lắng cho bậc sinh thành ngày ngày ngóng đợi tin con “Xót người tựa cửa hôm mai”. Dù đã quyết định bán đi tự do, hạnh phúc của mình để cứu gia đình khỏi cơn gia biến, thế nhưng Thúy Kiều vẫn luôn tự trách vì chưa làm tròn đạo của người làm con. Nàng lo lắng cho cha mẹ tuổi “xế chiều”, không có ai chăm sóc, phụng dưỡng. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” điển cổ ” sân lai” ” gốc tử” được sử dụng để làm nổi bật tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều, đồng thời làm cho lời thơ trở nên tha thiết, thiêng liêng hơn. Trong cảnh ngộ đáng thương nhất, Thúy Kiều vẫn hướng nỗi nhớ, sự lo lắng, quan tâm đến người yêu và cha mẹ. Điều này đã thể hiện con người thủy chung, hiếu thảo của nàng.

3. Viết đoạn văn phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, mẫu 3 (Chuẩn)

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã thể hiện được hoàn cảnh éo le, ngang trái của Thúy Kiều, qua đó bộc lộ tâm trạng buồn thương, đau đớn và cả những vẻ đẹp đáng trân trọng của Thúy Kiều. Bị đẩy vào tình cảnh đáng thương, thế nhưng trong tận cùng của nỗi đau, nàng vẫn dành những tình cảm ấm áp, chân thành nhất dành cho những người thương yêu của mình, đó là nỗi nhớ Kim Trọng, nỗi nhớ cha mẹ. Ở nơi “chân trời góc bể bơ vơ”, nàng nhớ về gia đình, về cha mẹ. Động từ “xót” kết hợp với câu hỏi tu từ “Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?” đã thể hiện sự lo lắng, xót thương và tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Nàng tự trách vì không thể ở bên cha mẹ những khi thời tiết thay đổi, rồi ai sẽ quạt cho cha mẹ khi trời nóng bức, ai sẽ ủ chăn ấm cho cha mẹ khi trời chuyển lạnh? Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật xuất sắc kết hợp với bút pháp tả cảnh ngụ tình đã thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều.

————-HẾT————–

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các em 3 đoạn văn mẫu Phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. Để củng cố thêm những hiểu biết về tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm: Đoạn văn phân tích nỗi nhớ người yêu của Thúy Kiều trong Kiều ở lầu Ngưng Bích, Đoạn văn Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều 8 câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Đóng vai Thúy Kiều kể lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Giáo dục

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button