Logistics là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm tổng thể những công việc liên quan đến hàng hóa gồm đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo quản cho tới khi hàng được giao đến người tiêu thụ cuối cùng. Trong đó, warehouse là một bộ phận đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động Logistics. Trong bài viết dưới đây, Cmm.edu.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu bản chất warehouse là gì và các thông tin liên quan đến warehouse mà bạn cần biết.
Warehouse là gì?
Warehouse (kho bãi hay kho hàng hóa) là nơi lưu trữ một lượng lớn sản phẩm, đồ dùng trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, là nơi sản phẩm đi từ nhà sản xuất trước khi phân phối đến nhà bán lẻ.
Bạn đang xem bài: Warehouse Là Gì? Thuật Ngữ Dân Logistics Phải Nắm Vững
Advertisement
Hiểu theo nghĩa đơn giản thì warehouse là nơi cất trữ và bảo quản tất cả nguyên vật liệu, hàng hóa (bán thành phẩm hoặc thành phẩm) với mục đích cung ứng cho khách hàng trong thời gian nhanh nhất với mức chi phí tối ưu nhất khi có nhu cầu.
Phân loại warehouse
Trong ngành logistics, warehouse được phân chia thành 7 loại chính sau đây:
Advertisement
- Climate-controlled Warehouse (Kho kiểm soát khí hậu)
- Private Warehouse (Kho tư nhân)
- Public Warehouse (Kho chung công cộng)
- Automated Warehouse (Kho tự động)
- Bonded Warehouse (Kho ngoại quan)
- Container Freight Station (Kho CFS hoặc Kho hàng lẻ)
- Tax Suspension Warehouse (Kho bảo thuế)
Vai trò của warehouse là gì?
Xét về vai trò của warehouse thì đa phần mọi người đều khẳng định là một bộ phận thiết yếu trong chuỗi cung ứng hiện nay. Vậy cụ thể, điều đó được thể hiện như thế nào?
Việc lưu trữ, bảo quản hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cung ứng hàng hóa ra thị trường, thậm chí là chiến lược kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp hiện nay.
Bởi thực tế, việc quản trị tốt warehouse trong Logistics sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:
Advertisement
- Giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, vận chuyển và phân phối hàng hóa cho các doanh nghiệp, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả về cơ sở vật chất của kho.
- Công ty, doanh nghiệp chủ động sắp xếp hoạt động lưu trữ và vận chuyển các lô hàng có cùng kích thước, cùng lộ trình vận tải đến nhiều địa điểm khác nhau trong khoảng thời gian hợp lý. Vì vậy mà giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm được giảm thiểu đáng kể.
- Đảm bảo và duy trì nguồn cung hàng hóa ổn định cho doanh nghiệp để sẵn sàng đáp ứng tất cả nhu cầu cho khách hàng ngay lập tức.
Bởi, warehouse lưu trữ được lượng hàng hóa lớn nên nhanh chóng cung cấp dịch vụ tốt nhất đến tận tay khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể chủ động về nguồn cung đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng, tình trạng và loại hàng.
- Giúp quá trình vận chuyển trở nên thuận lợi hơn, hàng hóa được giao nhận đến tận tay khách hàng đúng nơi, đúng thời điểm và đúng thời gian cam kết.
- Với hệ thống kho hàng lớn cùng khả năng lưu trữ khổng lồ, doanh nghiệp có thể tạo nên sự khác biệt để tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Các nhiệm vụ chính trong warehouse là gì?
Hiện nay, hầu hết các kho hàng đều được đầu tư về cơ sở vật chất hiện đại, đạt đủ tiêu chí để đáp ứng nhu cầu vận tải Logistics ngày càng tăng của nhiều doanh nghiệp.
Vì vậy, warehouse trong Logistics bắt buộc phải thực hiện tốt các nhiệm vụ hàng đầu như:
- Lưu trữ và đảm bảo nguồn cung hàng hóa ra thị trường.
- Đảm bảo hàng hoá được bảo quản nguyên vẹn, đúng tiêu chuẩn về ѕố lượng và chất lượng, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài trong khi lưu trữ.
- Hỗ trợ hoạt động sản xuất một cách nhanh chóng khi có nhu cầu, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất và nguồn hàng cho doanh nghiệp kinh doanh.
- Giúp doanh nghiệm gom hàng tại một địa điểm để hàng hóa được phân loại, lưu trữ và quản lý một cách hiệu quả, khoa học nhất.
- Chuẩn bị đơn hàng, phân loại hàng hóa lưu trữ, chia thành nhiều lô nhỏ, gộp lại hoặc xử lý để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giao hàng, xuất kho hoặc vận chuyển của các bộ phận có liên quan.
Một số khái niệm có liên quan
Data warehouse là gì?
Khái niệm data warehouse (kho dữ liệu) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1988 theo giới thiệu từ 2 nhà nghiên cứu của IBM là Barry Devlin và Paul Murphy.
Đây là nơi lưu trữ dữ liệu bằng hệ thống máy tính của một công ty, doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ việc nghiên cứu, phân tích dữ liệu lịch sử có nguồn gốc từ các nguồn giao dịch và đưa ra báo cáo.
Từ đó các tổ chức có thể thu được những hiểu biết kinh doanh có giá trị từ dữ liệu để cải thiện việc hoạch định chiến lược. Định nghĩa warehouse theo cách hiểu truyền thống tại thời điểm khái niệm kho dữ liệu này ra đời chính là như thế.
Theo cách hiểu rộng hơn, “kho dữ liệu” là một tập hợp lớn các dữ liệu kinh doanh bao gồm phương pháp, kỹ thuật và công nghệ có tổ chức được trích lọc, thống nhất và sạch sẽ.
Data warehouse đóng vai trò là nguồn chân lý duy nhất cho một tổ chức trên nhiều lĩnh vực tri thức đến từ nhiều hệ thống nguồn khác nhau như tệp nhật ký ứng dụng và ứng dụng giao dịch nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng.
Ngoài ra, có thể gọi kho dữ liệu bằng những cái tên khác dựa theo chức năng như: hệ thống hỗ trợ quyết định, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống điều hành thông tin, ứng dụng phân tích.
Một điều đáng ngạc nhiên là dung lượng của kho dữ liệu có thể lên đến hàng trăm GB thậm chí tính bằng đơn vị TB.
Bonded warehouse là gì?
Theo ngôn ngữ chuyên ngành Logistics thì bonded warehouse (kho ngoại quan) là khu vực kho, bãi tập kết hàng hóa được thành lập trên vùng lãnh thổ quốc gia, ngăn cách với các khu vực lân cận.
Mục đích nhằm tạm thời lưu trữ, bảo quản và thực hiện các dịch vụ khác đối với hàng hoá có nguồn gốc từ nước ngoài hoặc hàng trong nước đã làm thủ tục hải quan được đưa vào kho ngoại quan theo hợp đồng ký gửi giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng để chờ xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Chemist warehouse là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu Chemist warehouse là gì thì chúng ta cùng nói sơ lược về khái niệm của hóa chất để hiểu rõ hơn nhé!
Hóa chất hay còn gọi là chất hóa học, là một dạng vật chất mà có hợp chất và đặc tính hóa học không đổi được tạo nên từ các công thức của ngành hóa chất. Hóa chất tồn tại dưới 4 dạng: rắn, lỏng, khí hoặc plasma và dưới tác động của nhiệt độ hay áp suất có thể làm hóa chất biến đổi trạng thái.
Chemist warehouse (Kho hóa chất) là nơi chứa đựng những loại hóa chất được dùng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Cấu trúc xây dựng và thiết kế của kho phải tuân theo các quy chuẩn, đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định và phù hợp với loại hóa chất nhất định.
Warehouse admin là gì?
Warehouse admin hay được viết đầy đủ là warehouse administrator (quản trị viên kho bãi) phụ trách giám sát việc quản lý, nhập dữ liệu và kiểm kê toàn bộ kho hàng trong một tổ chức.
Điều này liên quan đến việc xử lý biên nhận, tiếp nhận, ghi chép và ghi lại chi tiết của tất cả các đơn đặt hàng, phát hành và gửi hàng, xử lý thông tin liên lạc giữa các công ty vận tải hàng hóa và khách hàng của kho hàng.
Đồng thời, warehouse admin cũng tổ chức giới thiệu, sắp xếp nhân viên, đảm bảo kho hàng hoạt động thuận lợi và theo dõi hàng tồn kho, quản lý các quy trình an toàn về sức khỏe nghề nghiệp và đặt thời gian cho các đơn hàng được giao nhận.
Warehouse admin cũng có thể phải hỗ trợ các nhiệm vụ chung trong nhà kho, giải quyết nhu cầu của các phòng ban trong công ty và đảm bảo môi trường làm việc luôn sạch sẽ.
Warehouse manager là gì?
Warehouse manager có thể được hiểu nôm na theo tên gọi tại các vị trí như: trưởng phòng kho vận, giám sát kho, quản lý kho,…
Trách nhiệm của họ là tổ chức, quản lý quy trình tiếp nhận, lưu trữ và hệ thống vận chuyển hàng hóa phù hợp, hiệu quả và đạt được các mục tiêu năng suất.
Đồng thời, warehouse manager đảm nhiệm quản lý nhân sự trong bộ phận, đào tạo, giám sát và đánh giá nhân viên, duy trì hồ sơ tài chính và thống kê, đảm bảo đáp ứng các mục tiêu chất lượng và thời hạn giao hàng.
Ngoài ra, warehouse manager cũng đảm nhận việc thiết lập các tiêu chuẩn, đảm bảo tuân thủ pháp luật về an toàn và sức khỏe cho nhân viên tại nơi làm việc, cũng như an ninh của kho hàng.
Chẳng hạn như việc kiểm soát nhiệt độ tại các kho lưu trữ hàng hóa chuyên dụng: thực phẩm, dược phẩm hay các loại vật liệu nguy hiểm.
Mô tả công việc của warehouse manager
Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và tính chất ngành nghề cụ thể, warehouse manager có thể đảm nhận các công việc khác nhau, nhưng về cơ bản, nhiệm vụ điển hình của họ bao gồm:
- Điều phối, giám sát và duy trì hoạt động tiếp nhận, đặt hàng, lắp ráp, lưu kho và phân phối thông qua việc xử lý đơn hàng, liên lạc với các đơn vị vận tải, làm việc với nhà cung cấp và khách hàng, quản lý các hồ sơ liên quan đến hoạt động kho vận, thực hiện các chính sách và thủ tục nhân sự.
- Sử dụng không gian và thiết bị xử lý cơ học một cách hiệu quả, tuân thủ các yêu cầu về lưu trữ hợp pháp hiện hành, các yêu cầu về vận chuyển và xử lý vật liệu, đồng thời tư vấn về quản lý kho và các công việc liên quan khác.
- Bảo vệ hàng tồn kho bằng cách thiết lập, cập nhật hệ thống kiểm soát và giám sát các giao thức và thủ tục bảo mật. Đảm bảo độ chính xác mức tồn kho bằng cách thực hiện đếm vật lý, sau đó điều chỉnh với hệ thống lưu trữ dữ liệu.
- Giám sát việc duy trì và vận hành hệ thống quản lý, lưu trữ kho và truy xuất tự động bằng cách phối hợp sử dụng các hệ thống máy tính và tự động hóa khi cần thiết.
- Tổ chức hoạch định các yêu cầu năng lực, duy trì tình trạng vật chất, giám sát việc bảo dưỡng phương tiện, máy móc và thiết bị của nhà kho.
- Tổ chức tuyển dụng, tuyển chọn, định hướng và đào tạo nhân viên, giám sát hiệu suất và tiến độ công việc.
- Tham dự hội thảo, diễn đàn, hiệp hội nghề nghiệp, xem các ấn phẩm chuyên môn, mở rộng mạng lưới quan hệ,… làm việc với cấp trên nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ.
- Tạo báo cáo và thống kê theo ngày, tuần và tháng ngắn gọn cho các trưởng nhóm.
- Thăm hỏi khách hàng để theo dõi chất lượng dịch vụ, phản hồi trực tiếp qua email hoặc điện thoại.
- Duy trì các tiêu chuẩn theo quy định về an toàn và sức khỏe, vệ sinh và an ninh trong môi trường làm việc.
Điểm khác biệt giữa trung tâm điều phối và warehouse là gì?
STT | Điểm khác biệt | Warehouse | Trung tâm điều phối |
1 | Tên gọi Anh – Việt | Warehouse – Kho bãi | Distribution Center – Trung tâm điều phối |
2 | Chức năng, mục đích | Lưu trữ hàng hóa trong thời gian dài, phân phối với tần suất không liên tục. | Lưu trữ số lượng theo yêu cầu với đúng hàng hóa, địa điểm và thời gian; cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng: vận tải, cross-docking, thực hiện đơn đặt hàng, đóng gói,… |
3 | Đối tượng khách hàng | B2B và B2C | B2B |
4 | Tốc độ luân chuyển hàng hóa tồn kho | Thấp, trung bình | Cao, linh hoạt |
5 | Mục tiêu tập trung | Warehouse tập trung lưu trữ, bảo quản hàng hóa an toàn, hiệu quả và phương pháp tối ưu chi phí lưu trữ. | Cung cấp đa dạng dịch vụ tốt nhất nhưng vẫn đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu (thời hạn giao hàng, chất lượng sản phẩm và phục vụ) cho khách hàng. |
6 | Ứng dụng công nghệ – kỹ thuật | Thao tác, số liệu đơn giản nên quản lý bằng Microsoft Excel giúp tiết kiệm thời gian. | Hoạt động mang tính phức tạp cao hơn.
Xây dựng khu vực riêng được trang bị công nghệ, trang thiết bị hiện đại, máy móc tinh vi. Chẳng hạn như hệ thống tiếp nhận hàng, máy quét mã vạch, phần mềm quản lý kho chuyên dụng xác định vị trí và lưu trữ các sản phẩm,… để xử lý đơn đặt hàng, quản lý kho bãi, quản lý vận chuyển,… |
7 | Mối quan hệ | Chỉ tập trung vào tối ưu chi phí, ít quan tâm đến vấn đề dịch vụ khách hàng. | Cầu nối quan trọng, liên kết nhà cung cấp và khách hàng.
Vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng (công ty bên ngoài, đơn vị nội bộ), vừa thực hiện hiệu quả phương pháp tối ưu hóa chi phí cho nhà cung cấp. |
Xem thêm:
Bài viết đã đem đến cho bạn các thông tin hữu ích về warehouse là gì, hãy Like và Share để ủng hộ Cmm.edu.vn tiếp tục phát triển và cung cấp thêm nhiều bài viết có nội dung hay nữa nhé!
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp