Tổng hợp

3 Cách Làm Chân Gà Sả Tắc – Sa Tế – Sốt Thái Ngon Ngất Ngây

Chân gà sả tắc là một món ăn vặt rất thích hợp để bạn nhâm nhi cùng gia đình, bạn bè mỗi dịp tụ họp, quây quần. Những miếng chân gà giòn dai sần sật, thấm đều vị chua cay hòa cùng mùi thơm của sả, tắc chắc chắn sẽ không làm người thưởng thức thất vọng. Vậy bạn đã biết cách làm món ăn này chưa? Hãy cùng khám phá công thức chân gà sả tắc siêu ngon mà Trung cấp nghề nấu ăn chia sẻ dưới đây nhé!

chân gà ngâm sã tắc

Bạn đang xem bài: 3 Cách Làm Chân Gà Sả Tắc – Sa Tế – Sốt Thái Ngon Ngất Ngây

Chân gà sả tắc là một món ăn có đủ hương vị chua, ngọt, cay, mặn. Nguồn: Internet

Chân Gà Sả Tắc Có Tốt Cho Sức Khỏe Không?

Hiện nay, món chân gà sả tắc khá phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Về cơ bản, chân gà có nhiều công dụng tốt khi được chế biến và bảo quản đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu một số lợi ích dinh dưỡng mà món ăn này mang lại cho sức khỏe chúng ta.

Cung cấp một lượng lớn collagen, protein, canxi

Đặc điểm đầu tiên của chân gà là chứa lượng collagen tự nhiên vô cùng dồi dào. Việc bổ sung dưỡng chất này giúp hỗ trợ sản sinh tế bào mới, thay thế các tế bào đã chết, cải thiện sức khỏe và độ đàn hồi của làn da. Ngoài ra, collagen còn hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo, thúc đẩy khả năng hấp thụ protein, khoáng chất và sản xuất ra nhiều tế bào hồng cầu.

Collagen cùng protein và canxi có tác dụng quan trọng giúp hạn chế các bệnh liên quan đến xương khớp như đau xương, nhức mỏi, đau khớp,… đồng thời hỗ trợ phát triển cấu trúc xương. Chính vì vậy mà những người bị chấn thương thường được khuyên dùng các món ăn từ chân gà để giúp mau lành vết thương.

chân gà

Chân gà có tác dụng tốt trong việc cải thiện làn da. Nguồn: Internet

Cải thiện hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch

Ngoài ba chất dinh dưỡng trên, chân gà còn có hàm lượng các chất chondroitin, glucosamine rất tốt đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa. Cụ thể, đường ruột sẽ hoạt động hiệu quả, tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm sự xuất hiện của các cơn đau dạ dày, bao tử. Những nguyên tố vi lượng như đồng, magie, kẽm, photpho,… cũng giúp bạn có sức đề kháng, hệ miễn dịch tốt để chống lại một số bệnh như ho, sốt, cảm cúm,…

Trên đây là các lợi ích tiêu biểu của chân gà được chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu, kiểm chứng và công bố. Chúng ta hãy cùng tham khảo cách làm chân gà sả tắc thơm ngon, trọn vị.

Hướng Dẫn Làm Chân Gà Sả Tắc Siêu Ngon

Nguyên liệu

  • Chân gà: 500g
  • Sả: 10-12 nhánh
  • Tắc (quất): 150g
  • Cóc hoặc xoài: 300g
  • Gừng: 2 củ
  • Tỏi: 100g
  • Ớt trái nhỏ: 10 trái
  • Lá chanh: 10-15g
  • Rượu: 30ml
  • Gia vị hỗn hợp nước ngâm: 300g đường, 100ml giấm trắng, 100ml nước mắm, 500ml nước lọc

nguyên liệu chân gà

Các nguyên liệu chính của món chân gà ngâm sả tắc. Nguồn: Internet

Cách thực hiện

Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu và sơ chế

Chân gà mua về rửa sạch, bạn cắt bỏ phần móng và những lớp da còn sót. Ngâm chân gà khoảng 20 phút trong nước pha một chút rượu hoặc giấm cùng một vài lát gừng đập dập để khử mùi. Sau đó, rửa lại với nước lạnh, chặt chân gà làm hai và để ráo.

Phần đầu trắng của sả bạn cắt lát mỏng, phần lá xanh cắt khúc, đập dập.

Xoài hoặc cóc bạn cũng gọt vỏ, bỏ hạt và cắt thành những miếng vừa ăn.

Bạn cát lát gừng, tỏi, ớt; lá chanh thì cắt sợi nhuyễn; còn tắc cắt đôi, bỏ hạt.

Bước 2: Chuẩn bị nước ngâm và luộc chân gà

Cho các gia vị của nước ngâm vào nồi và dùng muỗng khuấy đều để hòa tan tất cả. Sau đó, đun sôi hỗn hợp rồi để nguội.

Cho chân gà, phần lá xanh của sả, vài lát gừng, ½ muỗng cafe muối và 30ml rượu trắng vào nồi để luộc. Thời gian luộc nửa ký chân gà là khoảng 15-20 phút, tính từ khi nước sôi. Khi chín, bạn vớt ra ngâm vào một tô nước đá khoảng 5 phút rồi để ráo nước và đem vào ngăn mát tủ lạnh để giữ được độ giòn.

Bước 3: Ngâm chân gà

Khi hỗn hợp nước ngâm đã nguội hoàn toàn, bạn sẽ cho sả, tắc, ớt, tỏi, gừng, lá chanh đã cắt lát vào trộn đều, tiếp tục thêm chân gà vào và trộn thêm một lần nữa. Cho chân gà sả tắc vào hũ thủy tinh, có thể dùng vỉ nén để đảm bảo chân gà luôn chìm trong nước ngâm. Bạn để chân gà ở nhiệt độ phòng 2 tiếng rồi đưa vào tủ lạnh 5 tiếng nữa là có thể thưởng thức.

cách làm chân gà ngâm sã tắc

Chân gà sả tắc khi hoàn thành thật hấp dẫn với nhiều màu sắc. Nguồn: Internet

Hướng Dẫn Làm Chân Gà Ngâm Sả Tắc Sa Tế

Nguyên liệu

  • Chân gà: 500g
  • Sả: 10-12 nhánh
  • Tắc (quất): 150g
  • Gừng: 2 củ
  • Tỏi băm: 20g
  • Ớt trái nhỏ: 5 trái
  • Lá chanh: 10g
  • Rượu: 30ml
  • Gia vị hỗn hợp nước ngâm: 20g sa tế, 30g tương ớt, 200g đường, 100ml giấm trắng, 100ml nước mắm, 500ml nước lọc

Cách thực hiện

Bạn chuẩn bị và sơ chế các nguyên liệu tương tự như hướng dẫn phía trên. Món chân gà ngâm sả tắc sa tế chỉ khác phần công thức hỗn hợp nước ngâm. Bắc nồi lên bếp và thêm chút dầu ăn vào, đợi dầu nóng bạn sẽ phi thơm tỏi băm, sau đó cho sa tế và tương ớt vào xào thơm. Tiếp tục cho nước lọc, nước mắm, giấm, đường và khuấy để các gia vị hòa quyện vào nhau. Khi hỗn hợp sôi, bạn tắt bếp và để nguội hẳn thì bắt đầu thêm các nguyên liệu còn lại vào ngâm. Món ăn này cũng nên đựng trong hũ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

chân gà ngâm sa tế

Sa tế giúp món chân gà sả tắc thêm kích thích vị giác. Nguồn: Internet

Hướng Dẫn Thực Hiện Chân Gà Sả Tắc Xốt Thái

Nguyên liệu

  • Chân gà: 500g
  • Xoài non hoặc cóc non: 400g
  • Hành tím: 5 củ
  • Tỏi: 1 củ
  • Ớt sừng: 1 trái
  • Sả: 5-7 nhánh
  • Lá chanh: 10-15 lá
  • Gừng: 2 củ
  • Gia vị nước xốt kiểu Thái: 50g ớt bột Hàn Quốc, 30g tương ớt, 150g đường cát, 150ml nước mắm, 10g bột ngọt, 20g nước cốt me

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế

Chân gà mua về, bạn rửa với một chút rượu trắng hoặc giấm để khử mùi. Sau đó chặt đôi và để ráo nước.

Gọt vỏ xoài non, cắt thành khoanh tròn; còn nếu dùng cóc non, sau khi bỏ vỏ thì bạn cắt đôi.

Sả chia làm hai, phần đầu trắng cắt lát mỏng, phần lá xanh đập dập.

Gừng và lá chanh cắt sợi; hành tím, tỏi và ớt băm nhỏ.

xoài non

Xoài non được cắt thành từng khoanh vừa ăn. Nguồn: Internet

Bước 2: Luộc chân gà và rút xương

Luộc chân gà cùng một chút giấm trắng, gừng và phần lá xanh của sả. Khi chín, bạn ngâm với nước đá khoảng 10 phút rồi để ráo. Tiếp theo, bạn sẽ thực hiện Cách rút xương chân gà theo hướng dẫn sau.

Đặt chân gà lên thớt, dùng dao khứa 1 đường nhỏ trên từng ngón chân và dọc theo phần chân còn lại. Sau đó, bạn dùng ngón trỏ và ngón cái đẩy phần da ở đầu móng xuống sao cho lộ đốt xương đầu tiên, thực hiện lần lượt ở các ngón tiếp theo rồi dùng tay tách các khớp xương ra, lưu ý giữ lại phần gân. Thao tác này đòi hỏi sự khéo léo thì mới dễ dàng lấy xương nhưng vẫn giữ được hình dáng ban đầu của chân gà. Rút xương hết phần chân gà đã chuẩn bị thì đem tất cả để vào ngăn mát tủ lạnh.

cách rút xương chân gà

Cách rút xương chân gà bằng dao. Nguồn: Internet

Bước 3: Chế biến nước xốt

Đặt chảo lên bếp rồi làm nóng một chút dầu ăn, phi thơm hành tím và tỏi, rồi cho nước cốt me, nước mắm, tương ớt vào xào. Khi hỗn hợp sôi, bạn chỉnh lửa nhỏ lại và thêm đường, bột ngọt, ớt bột Hàn Quốc, sau đó khuấy đều. Nếu thấy hỗn hợp quá đặc, bạn có thể thêm ½ chén nước lọc vào, nêm nếm gia vị vừa miệng, nấu tới khi hỗn hợp có độ sệt thì tắt bếp và để nguội.

Bước 4: Trộn chân gà

Cho xoài non hoặc cóc non, tắc, sả, lá chanh, gừng, ớt băm và ½ hỗn hợp xốt Thái vào một thau lớn trộn đều. Sau đó, bạn thêm chân gà đã rút xương cùng ½ nước xốt còn lại rồi trộn thêm một lần nữa để các gia vị thấm đều từng nguyên liệu. Bạn bọc kín bằng màng bọc, để ở nhiệt độ thường khoảng 20 phút thì đã có thể thưởng thức. Khi không dùng hết, bạn cho vào hộp thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh.

chân gà xốt thai

Món chân gà sả tắc xốt Thái sau khi hoàn thành khá bắt mắt. Nguồn: Internet

Yêu Cầu Thành Phẩm Của Món Chân Gà Sả Tắc

Các món ăn sau khi hoàn thành phải có độ giòn dai, sần sật vốn có của chân gà; mùi thơm đặc trưng của sả, tắc; thêm vào đó là vị cay của ớt hòa quyện cùng sự đậm đà của nước mắm và vị chua nhẹ. Tất cả tạo nên một hương vị tuyệt vời, chinh phục cả những thực khách khó tính nhất. Chân gà ngâm dùng kèm với muối tiêu chanh, muối ớt xanh hay xốt chấm chua cay rất hợp để bạn nhâm nhi cùng gia đình, bạn bè khi có dịp quây quần.

Một Số Lưu Ý Khi Chế Biến Chân Gà

  • Để món ăn này thêm ngon, bạn nên mua chân gà công nghiệp, chọn những chân gà to, tươi, không có vết bầm hay thâm tím. Bạn có thể tìm loại chân gà rút xương sẵn trong các cửa hàng, siêu thị để dễ ăn và tiết kiệm thời gian hơn.
  • Luộc chân gà với giấm giúp giữ được màu trắng vốn có và khử mùi tanh. Ngoài phương pháp luộc, bạn cũng có thể hấp chân gà.
  • Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể tăng giảm các loại gia vị để phù hợp hơn.
  • Bạn phải để hỗn hợp nước ngâm hoặc xốt trộn thật nguội thì mới cho các nguyên liệu khác vào vì nếu thêm vào lúc còn nóng sẽ làm chân gà bị nhớt và nhanh hỏng.
  • Với phương pháp ngâm, bạn phải đảm bảo nước ngâm ngập qua chân gà để thấm đều gia vị và không bị thâm, khô.
  • Dùng hũ thủy tinh đựng thức ăn sẽ đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe của chúng ta.
  • Khi quan sát thấy hũ chân gà ngâm sả tắc có bọt khí trắng nổi lên trên bề mặt thì bạn không sử dụng vì có thể món ăn đã bị hỏng.

bảo quản chân gà

Sử dụng hũ thủy tinh sẽ giúp bảo quản thức ăn tốt hơn. Nguồn: Internet

Cách thực hiện các món ăn trên thật đơn giản phải không nào? Bạn còn chần chừ gì mà không nhanh tay vào bếp trổ tài để chiêu đãi người thân? Tiếp tục theo dõi chuyên mục để cập nhật thêm nhiều công thức nấu ăn ngon nữa nhé!

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button