Hệ thống giáo dục Việt Nam được chia thành nhiều thuật ngữ như học hàm, học vị, chức danh khoa học… Vậy học vị là gì và hệ thống học vị ở Việt Nam được quy định như thế nào? Cmm.edu.vn sẽ giải đáp cho bạn ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang xem bài: Học Vị Là Gì? Những Thông Tin Cần Phải Biết Về Học Vị
Advertisement
Học vị là gì?
Định nghĩa học vị
Học vị là văn bằng do một cơ sở giáo dục hợp pháp trong hoặc ngoài nước cấp cho người tốt nghiệp một cấp học nhất định, văn bằng này nói lên trình độ giáo dục của một cá nhân nhất định.
Muốn có được một văn bằng thể hiện học vị của mình, mỗi cá nhân phải học tập và thi cử để được công nhận.
Advertisement
Ví dụ về học vị
Đối với ngành y, người sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo liên quan trong vòng 6 năm thì được gọi là bác sĩ.
Sau đó, bác sĩ phải làm việc tại bệnh viện 1,5 năm thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề và kế tiếp các bác sĩ sẽ có 3 lựa chọn để nâng cao trình độ chuyên môn:
Advertisement
- Theo học hệ thực hành lâm sàng
- Theo học hệ đào tạo nghiên cứu
- Theo học bác sĩ nội trú
Phân biệt học vị và học hàm
Học hàm và học vị nghe có vẻ na ná nhau nhưng chúng lại mang những ý nghĩa vô cùng khác biệt, từ khái niệm cho tới phụ cấp và lương thưởng. Hãy cùng Cmm.edu.vn đi phân tích ngay nào!
Cấp bậc lương
– Trình độ tiến sĩ thì xếp bậc 3, hệ số lương 3.00 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)
– Trình độ thạc sĩ thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2.67 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)
– Trình độ đại học thì được xếp bậc 1, hệ số lương 2.34 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)
– Trình độ cao đẳng thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2.06 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004)
– Trình độ trung cấp thì được xếp bậc 1, hệ số lương 1.86 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004)
– Phó giáo sư (Nhóm A2.1): 4.4; 4.74; 5.08; 5.42; 5.76; 6.10; 6.44; 6.78; VK 5% (mã ngạch 15.110)
– Giáo sư (Nhóm A3.1): 6.2; 6.56; 6.92; 7.28; 7.64; 8.00; VK 5% (mã ngạch 15.109)
Phụ cấp
1. Phụ cấp thâm niên vượt khung:
Gồm 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:
Gồm 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
3. Phụ cấp khu vực xa xôi, hẻo lánh:
Gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung
4. Phụ cấp đặc biệt làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn:
Gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung
5. Phụ cấp thu hút làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn:
Gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm.
6. Phụ cấp lưu động đối với công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.
Gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.
7. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương:
Gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.
8. Phụ cấp ưu đãi theo nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.
Gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
9. Phụ cấp trách nhiệm công việc:
– Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã.
Phụ cấp gồm 3 mức: 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.
– Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.
Hệ thống chức danh học vị và học hàm tại Việt Nam
Chức danh học vị
Thông thường, học vị bao gồm các chức danh như:
- Cử nhân (người tốt nghiệp đại học các ngành văn hóa xã hội)
- Kỹ sư (người tốt nghiệp đại học các ngành kỹ thuật)
- Thạc sĩ (người tốt nghiệp cao học sau đại học)
- Tiến sĩ (người tham gia nghiên cứu sinh sau thạc sĩ)
Chức danh học hàm
Ở Việt Nam có hai học hàm chính: giáo sư và phó giáo sư. Trong mỗi thời kì, tiêu chuẩn để có được danh hiệu giáo sư và phó giáo sư có thể thay đổi và không đòi hỏi người được công nhận phải đang làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu.
Hai chức danh này độc lập và hoàn toàn không liên quan đến nhau.
Cách viết tắt học hàm, học vị trong tiếng Việt
Các chức danh học vị và học hàm được viết tắt theo các từ tiếng Anh và tên chuyên ngành được gắn vào sau chức danh nếu các chức danh này được gắn liền với chuyên ngành đó.
Cách viết tắt một số học vị:
- Ph.D (Doctor of Philosophy): Tiến sỹ (các ngành nói chung)
- M.D (Doctor of Medicine): Tiến sỹ y khoa
- D.Sc. (Doctor of Science): Tiến sỹ các ngành khoa học
- DBA hoặc D.B.A (Doctor of Business Administration): Tiến sỹ quản trị kinh doanh
- Post-Doctoral Fellow: Nghiên cứu sinh hậu tiến sỹ
- M.A (The Master of Art): Thạc sỹ khoa học xã hội
- M.S., MSchoặc M.Si (The Master of Science): Thạc sỹ khoa học tự nhiên
- MBA (The Master of Business Administration): Thạc sỹ quản trị kinh doanh
- MAcc, MAc, hoặc Macy (Master of Accountancy): Thạc sỹ kế toán
- M.S.P.M. (The Master of Science in Project Management): Thạc sỹ quản trị dự án
- M.Econ (The Master of Economics) Thạc sỹ kinh tế học
- M.Fin. (The Master of Finance): Thạc sỹ tài chính học
- B.A., BA, A.B. hoặc AB (The Bachelor of Art): Cử nhân khoa học xã hội
- Bc., B.S., BS, B.Sc. hoặc BSc (Bachelor of Science): Cử nhân khoa học tự nhiên
- BBA (The Bachelor of Business Administration): Cử nhân quản trị kinh doanh
- BCA (The Bachelor of Commerce and Administration): Cử nhân thương mại và quản trị
- B.Acy. , B.Acc. hoặc B. Acct: (The Bachelor of Accountancy): Cử nhân kế toán
- LLB, LL.B (The Bachelor of Laws): Cử nhân luật
- BPAPM (The Bachelor of Public Affairs and Policy Management): Cử nhân ngành quản trị và chính sách công.
Cách viết tắt học hàm:
- Associate Professor (Assoc. Prof.): phó giáo sư
- Professor: giáo sư
Học vị tại Việt Nam có được công nhận tại nước ngoài không?
Hiện nay, học vị tại Việt Nam chưa được công nhận rộng rãi ở nước ngoài. Các cử nhân thạc sĩ khi có nguyện vọng đi du học ở nước ngoài thường rất khó khăn do các trường đại học ở nước ngoài hầu hết không công nhận chất lượng bằng cấp của Việt Nam.
Lí do là vì chương trình đào tạo ở Việt Nam chưa theo kịp được các tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới và đội ngũ giảng viên, thiết bị giảng dạy còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Xem thêm:
Trên đây là tất cả những thông tin về học hàm và học vị mà bạn cần phải biết, hy vọng bài viết này từ Cmm.edu.vn sẽ giúp bạn phân biệt được học vị và hệ thống học vị của Việt Nam để tránh nhầm lẫn khi sử dụng nhé!
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp